Nhà sản xuất

JW Pharmaceutical

Thành phần

Mỗi lọ: Meropenem 500mg hoặc 1g.

Dược lực học

Meropenem là kháng sinh nhóm carbapenem, dùng đường tĩnh mạch, tương đối ổn định với dehydropeptidase-1 (DHP-1) ở người, do đó không cần thêm chất ức chế DHP-1.
Meropenem diệt khuẩn bằng cách cản trở quá trình tổng hợp thành tế bào bằng vi khuẩn sống. Sự thâm nhập dễ dàng qua thành tế bào vi khuẩn của thuốc, độ bền cao đối với tất cả các β-lactamases trong huyết thanh và ái lực đáng kể với các protein gắn kết với Penicillin (PBP) giải thích cho tác động diệt khuẩn mạnh của meropenem đối với nhiều loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí. Các nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) thường tương tự với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Đối với 76% vi khuẩn được thử nghiệm, tỷ số giữa MBC: MIC ≤ 2.
Meropenem ổn định trong các thử nghiệm về độ nhạy cảm và có thể tiến hành các thử nghiệm này bằng các phương pháp thường quy. Các thử nghiệm in vitro cho thấy meropenem có tác động hiệp lực với nhiều thuốc kháng sinh khác. Meropenem đã được chứng minh có tác động hậu kháng sinh cả trong in vitro và in vivo.
Các tiêu chí về sự nhạy cảm với meropenem đã được thiết lập dựa trên dược động học, mối tương quan giữa kết quả lâm sàng và vi sinh học đối với đường kính kháng khuẩn và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên các vi khuẩn gây bệnh.

Dược động học

Khi truyền tĩnh mạch một liều đơn meropenem trong vòng 30 phút ở người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương vào khoảng 11 mcg/ml đối với liều 250 mg, 23 mcg/ml đối với liều 500 mg và 49 mcg/ml đối với liều 1g.
Tuy nhiên không có mối tương quan tuyệt đối về dược động học giữa Cmax và AUC với liều dùng. Hơn nữa, sự giảm độ thanh thải từ 287 xuống còn 205 ml/phút khi sử dụng liều từ 250mg đến 2g đã được ghi nhận.
Khi tiêm tĩnh mạch một lượng lớn meropenem trong 5 phút ở người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương vào khoảng 52 mcg/ml khi sử dụng liều 500mg và 112 mcg/ml khi sử dụng liều 1g.
Tiêm tĩnh mạch 1g trong vòng 2 phút, 3 phút và 5 phút được so sánh trong một thử nghiệm bắt chéo 3 chiều. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương tương ứng với thời gian truyền này là 110, 91 và 94 mcg/ml.
6 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch liều 500 mg, nồng độ meropenem trong huyết tương giảm còn ≤1 mcg/ml.
Không có sự tích lũy meropenem khi sử dụng nhiều liều cách khoảng mỗi 8 giờ cho người có chức năng thận bình thường.
Ở những người có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải của meropenem khoảng 1 giờ.
Tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương của meropenem khoảng 2%.
Khoảng 70% liều meropenem sử dụng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi trong 12 giờ, sau đó chỉ một lượng rất nhỏ được bài tiết thêm vào nước tiểu. Nồng độ meropenem trong nước tiểu >10 mcg/ml được duy trì đến 5 giờ khi sử dụng liều 500mg. Không có sự tích tụ meropenem trong nước tiểu hay huyết tương được ghi nhận với phác đồ liều 500mg mỗi 8 giờ hay 1g mỗi 6 giờ ở người tình nguyện khỏe mạnh có chức năng thận bình thường.
Chất chuyển hóa duy nhất của meropenem không có hoạt tính kháng khuẩn.
Meropenem xâm nhập tốt vào hầu hết các mô và dịch cơ thể kể cả dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn, đạt đến nồng độ cao hơn nồng độ cần thiết để ức chế hầu hết các vi khuẩn.
Các nghiên cứu trên trẻ em chứng tỏ dược động học của Meropenem ở trẻ em tương tự ở người lớn. Thời gian bán thải của meropenem vào khoảng 1,5 đến 2,3 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi và dược động học tuyến tính với liều dùng trong khoảng 10-40 mg/kg.
Các nghiên cứu về dược động học ở bệnh nhân suy thận cho thấy độ thanh thải của meropenem trong huyết tương tương quan với độ thanh thải creatine. Cần điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy thận.
Các nghiên cứu về dược động học ở người cao tuổi cho thấy độ thanh thải của meropenem trong huyết tương giảm tương ứng với sự giảm độ thanh thải creatine theo tuổi.
Các nghiên cứu về dược động học ở bệnh nhân suy gan cho thấy bệnh gan không ảnh hưởng đến dược động học của meropenem.

Chỉ định/Công dụng

* Maxpenem dùng đường tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với meropenem ở người lớn và trẻ em.
- Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
- Nhiễm khuẩn đường niệu.
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
- Nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm vùng chậu.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
- Viêm màng não.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Điều trị theo kinh nghiệm các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở người lớn bị sốt giảm bạch cầu theo đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm.
* Maxpenem đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp.
* Meropenem dùng đường tĩnh mạch đã cho thấy hiệu quả trên bệnh nhân xơ hóa nang và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới mạn tính khi sử dụng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác. Vi khuẩn không phải luôn luôn được tiệt trừ hoàn toàn.
* Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc ở trẻ em giảm bạch cầu hay suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát.

Liều lượng & Cách dùng

• Người lớn: Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn cũng như tình trạng bệnh nhân.
Liều khuyến cáo mỗi ngày như sau:
* 500 mg dùng đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, các nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
* 1 g Meropenem đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết.
* Trong bệnh xơ hóa nang, liều lên đến 2 g mỗi 8 giờ đã được sử dụng. Đa số bệnh nhân được điều trị với liều 2 g mỗi 8 giờ.
* Trong viêm màng não, liều khuyến cáo là 2 g mỗi 8 giờ.
Cũng như các thuốc kháng sinh khác, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng meropenem đơn trị liệu trong trường hợp nhiễm khuẩn hay nghi ngờ nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa đường hô hấp dưới trầm trọng.
Độ nhạy cảm của thuốc khi điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa được khuyến cáo nên thường xuyên thử nghiệm.
+ Liều dùng cho bệnh nhân suy chức năng thận: Nên giảm liều cho bệnh nhân có độ thanh thải creatine < 51ml/phút theo hướng dẫn dưới đây:

Meropenem thải trừ qua thẩm phân máu; nếu cần tiếp tục điều trị với Meropenem, sau khi hoàn tất thẩm phân máu, khuyến cáo sử dụng một đơn vị liều (tùy theo loại và mức độ nhiễm khuẩn) để đảm bảo mức độ điều trị hiệu quả trong huyết tương.
Chưa có kinh nghiệm sử dụng Meropenem cho bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc.
+ Liều dùng cho bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
+ Bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chình liều cho bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình thường hay độ thanh thải creatinine >50 ml/phút.
• Trẻ em: Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên dùng liều 10, 20 hoặc 40 mg/kg/8 giờ (liều tối đa là 2g /8giờ), tùy theo loại nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng, nhiễm khuẩn ổ bụng và viêm não). Trẻ em cân nặng trên 50kg mắc chứng viêm da và cấu trúc da có biến chứng nên dùng liều 500mg/8 giờ, 1g/8 giờ nếu bị nhiễm khuẩn ổ bụng và 2g/8giờ trong trường hợp bị viêm não.
Liều dùng khuyến cáo dành cho trẻ em có chức năng thận bình thường

+ Chưa có kinh nghiệm dùng thuốc cho trẻ em suy thận.
Cách pha dịch truyền tĩnh mạch
Maxpenem được trình bày dưới dạng bột pha tiêm vô khuẩn, hàm lượng Meropenem là 500mg.
Bột thuốc pha tiêm được pha loãng với Dung dịch Natri Clorid 0,9% (sao cho dung dịch có nồng độ Meropenem khoảng từ 2,5 đến 50 mg/ml).
Phải lắc lọ tới khi tạo thành một dung dịch trong suốt, sự thay đổi màu từ không màu sang màu vàng nhạt, không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Dung dịch sau khi pha ổn định trong vòng 6 giờ khi bảo quản nhiệt độ phòng (dưới 30oC) và 24 giờ khi bảo quản trong tủ lạnh (4oC).
Không được để đông lạnh (dưới 4oC).

Cảnh báo

Có một số bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng về dị ứng chéo một phần giữa các kháng sinh carbapenem với các kháng sinh nhóm beta-lactam, penicillin and cephalosporin. Cũng như tất cả các kháng sinh nhóm beta-lactam, các phản ứng quá mẫn hiếm xảy ra. Trước khi bắt đầu điều trị bằng meropenem, nên hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử quá mẫn với các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nên sử dụng thận trọng meropenem cho những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm này. Nếu có phản ứng dị ứng xảy ra, ngưng dùng thuốc và có biện pháp xử lý thích hợp.
Dùng Maxpenem ở những bệnh nhân bị bệnh gan cần theo dõi kỹ nồng độ transaminase và bilirubin.
Cũng như các khác sinh khác, tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc có thể xảy ra, do đó cần phải liên tục theo dõi bệnh nhân.
Không khuyến cáo dùng Maxpenem trong trường hợp nhiễm trùng do các staphylococci đề kháng với meticillin.
Trên thực tế, cũng như tất cả các kháng sinh khác, viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra khi dùng Maxpenem ở mức độ có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, cần thận trọng khi kê toa thuốc kháng sinh cho các bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Điều quan trọng là cần xem xét chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc khi bệnh nhân bị tiêu chảy liên quan đến dùng thuốc Maxpenem. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy độc tố do Clostridium difficile sinh ra là một trong những nguyên nhân chính gây viêm đại tràng liên quan đến việc dùng kháng sinh. Các nguyên nhân khác cũng cần được xem xét.
Thận trọng khi kết hợp dùng Maxpenem với các thuốc có khả năng gây độc tố trên thận. Maxpenem có thể làm giảm nồng độ acid valproic huyết thanh. Ở một số bệnh nhân, nồng độ acid valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng độ điều trị.
Trẻ em: Hiệu quả và sự dung nạp đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi chưa được xác lập, do đó không được khuyến cáo sử dụng. Chưa có kinh nghiệm dùng thuốc cho trẻ bị rối loạn chức năng gan hay thận.

Quá Liều

Quá liều không chủ ý có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận. Điều trị quá liều nên là điều trị triệu chứng. Ở những người bình thường, thuốc nhanh chóng được thải trừ qua thận. Ở những bệnh nhân suy thận thì meropenem và các chất chuyển hóa sẽ được loại trừ qua quá trình thẩm phân máu.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

 Phụ nữ mang thai: Tính an toàn của Maxpenem đối với phụ nữ mang thai chưa được đánh giá. Không nên dùng thuốc trong thai kỳ nếu không thật sự cần thiết.
 Phụ nữ cho con bú: Chưa xác định được thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Tương tác

Probenecid cạnh tranh với meropenem trong bài tiết chủ động qua ống thận và vì vậy ức chế sự bài tiết qua thận, làm tăng thời gian bán thải và nồng độ meropenem trong huyết tương. Khi không dùng chung với probenecid, meropenem đã có hoạt tính thích hợp và thời gian tác động đủ dài nên không khuyến cáo dùng đồng thời probenecid và meropenem.
Tiềm năng tác động của Maxpenem trên sự gắn kết với protein hoặc sự chuyển hóa của các thuốc khác chưa được nghiên cứu. Maxpenem gắn kết với protein thấp (khoảng 2%), do đó tương tác với những hợp chất khác dựa trên sự phân tách ra khỏi protein trong huyết tương dự kiến không xảy ra.
Maxpenem làm giảm nồng độ acid valproic huyết thanh. Ở một số bệnh nhân, nồng độ acid valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng độ điều trị.
Không có tương tác bất lợi về mặt dược lý khi dùng Maxpenem kết hợp với các thuốc khác. Tuy nhiên, không có dữ liệu cụ thể về các khả năng tương tác thuốc (ngoại trừ với probenecid nêu trên).

Tác dụng ngoại ý

* Các phản ứng tại nơi tiêm: Viêm tại nơi tiêm (2.4%), phản ứng tại nơi tiêm (0.9%), viêm tĩnh mạch (0.8%), đau tại nơi tiêm (0.4%), phù tại nơi tiêm (0.2%).
* Các phản ứng dị ứng toàn thân: Tiêu chảy (4.8%), nôn/mửa (3.6%), nhức đầu (2.3%), phát ban (1.9%), nhiễm trùng (1.6%), táo bón (1.4%), ngưng hô hấp tạm thời (1.3%), sốc (1.2%), và ngứa (1.2%).
* Các hiện tượng chảy máu: Xuất huyết tiêu hóa (0.5%), tiêu phân đen melena (0.3%), chảy máu cam (0.2%), chảy máu phúc mạc hemoperitoneum (0.2%).
* Toàn thân: Đau, đau bụng, đau ngực, sốt, đau lưng, lạnh bụng, đau vùng xương chậu.
* Tim mạch: Suy tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngất.
* Hệ tiêu hóa: Chán ăn, vàng da do tắc nghẽn ống mật, đầy hơi, tắc ruột, suy gan, khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột.
* Huyết học: Thiếu máu, thiếu sắc tố, tăng thể tích máu.
* Chuyển hóa/dinh dưỡng: Phù ngoại biên, thiếu oxy trong mô.
* Hệ thần kinh: Mất ngủ, lo âu, mê sảng, lú lẫn, chóng mặt, co giật, hồi hộp, dị cảm, các chứng ảo giác, lơ mơ, suy nhược.
* Hệ hô hấp: Rối loạn hô hấp, khó thở, tràn dịch phổi, hen, ho, phù nề phổi.
* Da và các phản ứng về da: Nổi mề đay, đổ mồ hôi, ung thư da.
* Hệ niệu-sinh dục: Khó tiểu, suy thận, nhiễm Candida miệng và âm đạo.

Bảo quản

Bảo quản bột khô trong bao bì kín, nhiệt độ dưới 30oC, không đông lạnh.

Phân loại ATC

J01DH02

Trình bày/Đóng gói

Bột pha tiêm: hộp 10 lọ.

A