Nhà sản xuất

Fresenius Kabi

Thành phần

Mỗi lọ: Piperacillin sodium 4170mg tương ứng với piperacillin 4g, tazobactam sodium 536,6mg tương ứng với tazobactam 0,5g.

Mô tả

Bột màu trắng hoặc trắng nhạt.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng nhạy cảm thông thường
Vi khuẩn hiếu khí gram dương
Brevibacterium spp.
Enterococcus faecalis
Listeria monocytogenes
Staphylococcus spp. nhạy cảm với methicillin
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus pyogenes
 Streptococci nhóm B
Streptococcus spp.*
Vi khuẩn hiếu khí gram âm
Branhamella catarrhalis
Citrobacter koseri
Haemophilus influenzae
*
Haemophilus spp.
Proteus mirabilis
Salmonella spp.
Shigella spp.
Vi khuẩn kỵ khí gram dương
Clostridium spp.
Eubacterium spp.
Peptococcus spp.
Prevotella spp.*
Vi khuẩn kỵ khí gram âm
Bacteroides fragilis*
Nhóm Bacteroides fragilis
Fusobacterium spp.
Porphyromonas spp.
Prevotella spp.*
Các chủng có thể có vấn đề đề kháng
Vi khuẩn hiếu khí gram dương
Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin
Staphylococcus epidermis nhạy cảm với methicillin
Enterococcus avium ($)
Enterococcus faecium (+$)
Propionibacterium acnes ($)
Viridans streptococci
Vi khuẩn hiếu khí gram âm
Actinobacter spp. (+$)
Burkholderia cepacia
Citrobacter freundii
Enterobacter
 spp.
Escherichia coli*
Klebsiella 
spp.
Proteus indole dương tính
Pseudomonas aeruginosa*
Pseudomonas
 spp.*
Pseudomonas stutzeri ($)
Serratia
 spp.
Vi khuẩn kỵ khí gram âm
Bacteroides spp.*
Các chủng đã đề kháng sẵn
Vi khuẩn hiếu khí gram dương

Corynebacterium jeikeium
Staphylococcus 
spp. kháng methicillin
Vi khuẩn hiếu khí gram âm
Legionella
 spp.
Stenotrophomonas maltophilia (+$)
(*) Hiệu quả lâm sàng chống lại vi khuẩn này đã được chứng minh trong chỉ định đã đăng ký.
($) Các chủng có tính nhạy cảm trung gian một cách tự nhiên.
(+) Các chủng có tỷ lệ đề kháng cao (trên 50%) quan sát được trên một hoặc nhiều khu vực/quốc gia/vùng trong cộng đồng châu Âu.

Dược lực học

Nhóm dược lý trị liệu: phối hợp các penicillin, kể cả nhóm ức chế beta-lactamase.
Phân loại ATC: J01CR05
Cơ chế tác dụng:
Piperacillin là một penicillin bán tổng hợp phổ rộng có tác dụng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí, gram âm và gram dương bằng cơ chế ức chế sự tổng hợp của vách và thành tế bào vi khuẩn. Tazobactam là một triazolylmethyl penicillanic acid sulphone, có tác dụng ức chế mạnh nhiều loại vi khuẩn tiết beta-lactamase, đặc biệt những chủng tạo plasmid tiết beta-lactamase thường gây đề kháng với penicillin và cephalosporin, kể cả cephalosporin thế hệ 3. Sự hiện diện của tazobactam trong công thức piperacillin/tazobactam làm tăng phổ kháng khuẩn của piperacillin với nhiều chủng tiết beta-lactamase thường đề kháng với piperacillin và các kháng sinh nhóm beta-lactam khác. Vì thế công thức piperacillin/tazobactam phối hợp đặc tính kháng sinh phổ rộng và đặc tính ức chế beta-lactamase.
Cơ chế đề kháng
Sự hiện diện của tazobactam làm mở rộng tính kháng khuẩn của piperacillin trên những chủng tiết beta-lactamase đề kháng với piperacillin và các kháng sinh nhóm beta-lactam khác. Các nghiên cứu in vitro cho thấy rằng tazobactam gây tiết beta-lactamase týp 1 không có ý nghĩa trên các vi khuẩn gram âm. Các nghiên cứu in vivo cho thấy tác động hiệp lực giữa piperacillin/tazobactam và aminoglycoside trên Pseudomonas aeruginosa và các chủng vi khuẩn khác kể cả chủng tiết beta-lactamase.
Nồng độ phân biệt mức độ nhạy cảm:
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) giúp phân biệt chủng nhạy cảm, chủng nhạy cảm trung gian và chủng đề kháng được định nghĩa trong bảng 1.
Phân loại theo Viện tiêu chuẩn về xét nghiệm và lâm sàng quốc tế (Clinical and Laboratory Standards Institute-CLS) 2006.

Mức độ phổ biến các chủng đề kháng có thể thay đổi theo địa lý và thời gian cần cho việc chọn lọc các chủng đề kháng; thông tin về tình hình đề kháng sở tại là rất cần thiết, đặc biệt khi điều trị nhiễm trùng nặng. Nếu cần, có thể tham vấn các chuyên gia để cân nhắc việc sử dụng kháng sinh do tình hình đề kháng.

Dược động học

Phân bố
Nồng độ đỉnh của piperacillin và tazobactam trong huyết tương đạt được ngay sau khi hoàn tất truyền thuốc hoặc tiêm thuốc. Nồng độ của piperacillin khi sử dụng cùng với tazobactam là tương tự như khi chỉ sử dụng piperacillin.
Có sự gia tăng nồng độ (khoảng 28%) của piperacillin và tazobactam trong huyết tương nếu tăng liều trong khoảng liều của piperacillin/tazobactam từ 2000/250 mg đến piperacillin/tazobactam 4000/500 mg.
Cả piperacillin và tazobactam đều gắn với protein huyết tương từ 20-30%. Sự gắn của piperacillin hoặc tazobactam với protein không bị ảnh hưởng khi có mặt những chất khác. Các chất chuyển hóa của tazobactam gắn với protein không đáng kể.
Piperacillin/tazobactam phân bố rộng trong các mô và dịch của cơ thể, bao gồm cả niêm mạc ruột, túi mật, phổi, mật và xương.
Chuyển hóa
Piperacillin được chuyển hóa thành dẫn chất de-etyl có hoạt tính kháng khuẩn yếu. Tazobactam được chuyển hóa thành 1 chất không có hoạt tính kháng khuẩn.
Đào thải
Piperacillin và tazobactam được đào thải qua thận sau khi được lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Piperacillin được đào thải nhanh ở dạng không chuyển hóa, chiếm khoảng 68% liều sử dụng. Tazobactam và chất chuyển hóa của nó được đào thải chủ yếu qua thận, chiếm khoảng 80% liều sử dụng ở dạng không đổi và khoảng 20% ở dạng chuyển hóa. Piperacillin, tazobactam và de-etyl piperacillin cũng được bài tiết qua mật.
Sau khi sử dụng liều đơn hoặc liều nhiều lần piperacillin/tazobactam ở đối tượng khỏe mạnh, thời gian bán thải trong huyết tương của piperacillin và tazobactam dao động từ 0,7-1,2 giờ và không bị ảnh hưởng bởi liều và thời gian truyền. Thời gian bán thải của piperacillin và tazobactam tăng nếu sự thanh thải ở thận giảm.
Không có sự thay đổi có ý nghĩa về dược động học của piperacillin gây bởi tazobactam. Piperacillin có vẻ làm giảm tốc độ đào thải của tazobactam.
Suy giảm chức năng thận
Piperacillin và tazobactam có thể được thẩm phân qua máu: 31% (piperacillin) và 39% (tazobactam) liều sử dụng được lọc. Trong quá trình thẩm phân phúc mạc, có 5% liều piperacillin và 12% liều tazobactam hiện diện trong dịch thẩm phân. Bệnh nhân được điều trị bằng thẩm phân phúc mạc mạn tính cần sử dụng liều tương tự như ở bệnh nhân không thẩm phân bị suy giảm chức năng thận nặng.
Suy giảm chức năng gan
Nồng độ trong huyết tương của piperacillin và tazobactam bị kéo dài ở bệnh nhân suy gan. Thời gian bán thải của piperacillin và tazobactam tăng tương ứng khoảng 25% và 18% ở bệnh nhân xơ gan so với đối tượng bình thường khỏe mạnh. Tuy nhiên không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
Sử dụng ở bệnh nhi
Dược động học của piperacillin/tazobactam đã được nghiên cứu trên các bệnh nhi bị nhiễm trùng trong ổ bụng và các loại nhiễm trùng khác. Trong mỗi nhóm độ tuổi, phân đoạn đào thải qua thận của piperacillin và tazobactam đạt tương ứng khoảng 70% và 80%, tương tự như ở người lớn.
Các thông số dược động trung bình của piperacillin/tazobactam ở bệnh nhi theo nhóm độ tuổi được trình bày ở bảng 2 dưới đây:

Chỉ định/Công dụng

Piperacillin/tazobactam được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng toàn thân ở mức độ trung bình hoặc nặng, do (hoặc nghi ngờ do) các chủng vi khuẩn tiết beta-lactamase, chẳng hạn:
Người lớn, thiếu niên và người cao tuổi
- Viêm phổi bệnh viện;
- Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng (kể cả viêm bể thận);
- Nhiễm trùng trong ổ bụng;
- Nhiễm trùng da và mô mềm;
- Nhiễm trùng ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính.
Trẻ em (từ 2 đến 12 tuổi)
Nhiễm trùng ở trẻ em bị giảm bạch cầu trung tính.
Cần tuân theo các hướng dẫn về việc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Liều lượng & Cách dùng

Piperacillin/tazobactam có thể được tiêm tĩnh mạch chậm (thời gian tiêm tối thiểu từ 3-5 phút) hoặc có thể truyền tĩnh mạch chậm (trong 20-30 phút).
Pha thuốc
Hướng dẫn:
Tiêm tĩnh mạch:
Mỗi lọ Piperacillin/Tazobactam Kagi 4g/0,5g pha với 20mL của một trong những dung môi sau:
- Nước cất pha tiêm
- Dung dịch NaCl 0,9% pha tiêm
Lắc đều cho đến khi hòa tan. Tiêm tĩnh mạch trong vòng 3-5 phút.
Tiêm truyền:
Mỗi lọ Piperacillin/Tazobactam Kabi 4g/0,5g pha với 20mL của một trong những dung môi kể trên.
Sau đó tiếp tục pha loãng dung dịch thu được đến tối thiểu 50mL bằng dung dịch dextrose 5% trong nước hoặc trong dung dịch NaCl tiêm truyền 0,9%, hoặc với dextran 6% trong NaCl 0,9%.
Pha chế/pha loãng dung dịch thuốc cần tiến hành trong điều kiện vô khuẩn.
Cần kiểm tra dung dịch pha chế để phát hiện những phần tử lạ hoặc đổi màu trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng dung dịch trong suốt và không có những phần tử lạ.
Trong điều trị nhiễm trùng do nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm với piperacillin hoặc những chủng vi khuẩn tiết beta-lactamase nhạy cảm với piperacillin/tazobactam, không cần phối hợp thêm với một kháng sinh nào khác.
Ở bệnh nhân bị viêm phổi bệnh viện và ở các bệnh nhân bị nhiễm trùng do giảm bạch cầu trung tính, có thể sử dụng piperacillin/tazobactam với một aminoglycoside. Nếu cần kết hợp thêm aminoglycoside với piperacillin/tazobactam, phải sử dụng đủ liều trị liệu cho cả piperacillin/tazobactam và aminoglycoside.
Ở các bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính có dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ như sốt), cần sử dụng ngay kháng sinh trị liệu theo kinh nghiệm trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.
Liều dùng
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi có chức năng thận bình thường
Liều thông thường đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi của piperacillin/tazobactam là 4000/500 mg cho mỗi 8 giờ.
Tổng liều hàng ngày của piperacillin/tazobactam lệ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và vị trí nhiễm trùng, có thể dao động từ 2000/250 mg đến 4000/500 mg sử dụng cho mỗi 6-8 giờ.
Ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính, liều khuyến cáo của piperacillin/tazobactam là 4000/500 mg sử dụng cho mỗi 6 giờ và phối hợp với một aminoglycoside.
Bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình thường
Piperacillin/tazobactam có thể được sử dụng với mức liều tương tự cho người lớn, ngoại trừ trường hợp có suy giảm chức năng thận (xem bảng dưới đây).
Suy giảm chức năng thận ở người lớn, người cao tuổi và trẻ (trên 40kg) sử dụng liều theo người lớn.
Ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận, cần điều chỉnh liều theo mức độ suy thận. Liều khuyến cáo hàng ngày như bảng 3:

Ở bệnh nhân thẩm phân máu, liều tối đa sử dụng của piperacillin/tazobactam là 8/1 g. Ngoài ra, do thẩm phân sẽ loại bỏ khoảng 30-50% piperacillin trong 4 giờ, nên cần sử dụng thêm một liều bổ sung piperacillin/tazobactam 2000/250 mg sau mỗi giai đoạn thẩm phân.
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận và chức năng gan, cần định lượng nồng độ piperacillin/tazobactam trong huyết thanh để có thể điều chỉnh liều chính xác hơn.
Trẻ từ 2-12 tuổi có chức năng thận bình thường
Piperacillin/tazobactam chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp trẻ bị giảm bạch cầu trung tính.
Giảm bạch cầu trung tính
Đối với trẻ nặng dưới 40kg, cần sử dụng liều 90 mg/kg (piperacillin/tazobactam 80/10 mg) mỗi 6 giờ, phối hợp với một aminoglycoside, không sử dụng piperacillin/tazobactam vượt quá liều 4000/500 mg mỗi 6 giờ.
Suy thận ở trẻ từ 2-12 tuổi (hoặc thể trong dưới 40kg)
Ở trẻ em suy thận, liều tiêm tĩnh mạch cần được điều chỉnh theo mức độ suy thận thực tế trong bảng 4 sau:

Đối với trẻ < 50kg đang thẩm phân máu, liều lượng khuyến cáo là 45mg (piperacillin/tazobactam 40/5 mg)/kg mỗi 8 giờ.
Sự chỉnh liều nói trên chỉ mang tính tương đối. Cần theo dõi mỗi bệnh nhân một cách chặt chẽ đối với độc tính của thuốc. Theo đó có thể điều chỉnh liều lượng hoặc khoảng cách liều lượng hợp lý hơn.
Trẻ em dưới 2 tuổi
Không khuyến cáo sử dụng piperacillin/tazobactam cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa có đủ dữ liệu an toàn về sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Suy giảm chức năng gan
Không cần điều chỉnh liều lượng.
Thời gian điều trị
Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và diễn biến lâm sàng, diễn biến nhiễm khuẩn của bệnh nhân.
Trong nhiễm trùng cấp tính, điều trị bằng piperacillin/tazobactam cần được tiến hành tiếp thêm 48 giờ sau khi không còn các triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh nhân đã hết sốt.

Thận trọng lúc dùng

Thuốc chỉ sử dụng một lần. Phần thuốc không sử dụng nên bỏ đi.
Khi sử dụng piperacillin/tazobactam đồng thời với các kháng sinh khác (ví dụ aminoglycoside), phải sử dụng thuốc riêng biệt. Việc pha trộn piperacillin/tazobactam với aminoglycoside gây tác dụng bất hoạt aminoglycoside in vitro.
Không nên pha trộn piperacillin/tazobactam với các thuốc khác trong ống tiêm hoặc trong chai dịch truyền do chưa xác định được tính tương kỵ.
Cần truyền Piperacillin/Tazobactam Kabi qua hệ thống truyền dịch riêng biệt với thuốc khác trừ khi khẳng định được việc pha trộn không gây tương kỵ.
Do kém bền về mặt hóa học, không sử dụng piperacillin/tazobactam trong dung dịch chứa NaHCO3 (sodium bicarbonate).
Dung dịch Lactated Ringer's (Hartmann's) cũng không tương thích với piperacillin/tazobactam.
Không được pha piperacillin/tazobactam vào sản phẩm máu hoặc albumin.

Cảnh báo

Một số trường hợp quá mẫn nghiêm trọng hoặc gây tử vong (phản ứng phản vệ/giống phản vệ kể cả sốc phản vệ) đã xảy ra ở các bệnh nhân sử dụng penicillin kể cả piperacillin/tazobactam. Những phản ứng này có khả năng xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với nhiều loại thuốc.
Đã có báo cáo về những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với penicillin xảy ra phản ứng nghiêm trọng khi được điều trị bằng cephalosporin.
Nếu có phản ứng dị ứng xảy ra trong quá trình điều trị bằng piperacillin/tazobactam, cần ngưng sử dụng thuốc. Nếu phản ứng xảy ra nghiêm trọng, có thể phải sử dụng đến adrenaline và các biện pháp cấp cứu khác.
Trước khi khởi đầu trị liệu bằng piperacillin/tazobactam, cần thận trọng về những phản ứng quá mẫn xảy ra trước đó với penicillin, cephalosporin và các loại thuốc khác.
Trong trường hợp xảy ra tiêu chảy kéo dài, nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng, cần xem xét khả năng viêm ruột kết màng giả do thuốc gây ra. Các triệu chứng khởi đầu của viêm ruột kết màng giả có thể xảy ra trong khi hoặc sau khi điều trị. Vì thế cần ngưng sử dụng piperacillin/tazobactam ngay và chọn lựa trị liệu thích hợp khác.

Quá Liều

Các triệu chứng
Đã có những báo cáo từ các nghiên cứu sau khi lưu hành thuốc về việc sử dụng quá liều piperacillin/tazobactam. Những triệu chứng chính bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và những triệu chứng này cũng thường xảy ra ở liều điều trị khuyến cáo. Bệnh nhân có thể có biểu hiện kích thích thần kinh-cơ hoặc co giật nếu sử dụng liều cao hơn liều khuyến cáo qua đường tĩnh mạch (đặc biệt ở bệnh nhân suy thận).
Trị liệu ngộ độc
Trong trường hợp xảy ra quá liều, cần ngưng sử dụng ngay piperacillin/tazobactam.
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Cần áp dụng các trị liệu hỗ trợ và triệu chứng tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Trong trường hợp cấp cứu, tất cả các biện pháp chăm sóc đặc biệt như trong trường hợp xử trí penicillin cần được áp dụng.
Nồng độ cao của piperacillin hoặc tazobactam có thể giảm bớt bằng thẩm phân máu.

Chống chỉ định

Quá mẫn với piperacillin hoặc bất kỳ các kháng sinh nhóm beta-lactam, quá mẫn với tazobactam hoặc bất kỳ kháng sinh ức chế beta-lactamase.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có đủ nghiên cứu về việc sử dụng piperacillin/tazobactam dạng phối hợp hoặc dạng riêng lẻ trên phụ nữ đang mang thai. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có độc tính trên cơ quan sinh sản. Piperacillin và tazobactam qua được nhau thai. Chỉ sử dụng piperacillin/tazobactam trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định bắt buộc.
Piperacillin được bài tiết ở nồng độ thấp trong sữa. Chưa có nghiên cứu về nồng độ tazobactam bài tiết qua sữa. Chưa xác định được tác động của thuốc đến trẻ bú sữa. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú nếu chỉ định là cần thiết. Tiêu chảy và nhiễm nấm ở niêm mạc và nhạy cảm với thuốc có thể xảy ra ở trẻ đang bú sữa mẹ.

Tương tác

Tương tác với probenecid:
Sử dụng đồng thời probenecid và piperacillin/tazobactam sẽ gây kéo dài thời gian bán thải và làm giảm sự thanh thải qua thận của cả piperacillin và tazobactam. Tuy nhiên nồng độ đỉnh của mỗi thuốc trong huyết tương không bị ảnh hưởng.
Tương tác với kháng sinh khác:
Chưa thấy sự tương tác bất lợi về dược động học trên lâm sàng giữa piperacillin/tazobactam với các kháng sinh như tobramycin hoặc vancomycin ở người tình nguyện khỏe mạnh có chức năng thận bình thường. Sự thanh thải tobramycin và gentamycin tăng ở bệnh nhân suy thận nặng và đang sử dụng piperacillin/tazobactam. Ở những bệnh nhân này, tránh trộn lẫn piperacillin/tazobactam với tobramycin và gentamycin.
Tương tác với thuốc chống đông:
Khi sử dụng đồng thời với heparin, thuốc chống đông dùng đường uống hoặc các thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống đông máu, bao gồm cả chức năng tiểu cầu, cần thường xuyên và đều đặn thực hiện những xét nghiệm đông máu thích hợp.
Tương tác với vecuronium:
Piperacillin sử dụng đồng thời với vecuronium có thể gây kéo dài tình trạng ức chế thần kinh-cơ của vecuronium. Do cơ chế tác động tương tự nhau, điều này có thể xảy ra với những thuốc ức chế thần kinh-cơ gây bởi bất kỳ thuốc giãn cơ không thuộc nhóm khử cực khác. Cần lưu ý đến điểm này khi sử dụng piperacillin/tazobactam trong quy trình phẫu thuật.
Tương tác với methotrexate:
Piperacillin có thể làm giảm sự bài tiết methotrexate. Cần theo dõi nồng độ methotrexate trong huyết thanh ở những bệnh nhân đang được điều trị với methotrexate.
Tương tác với các kết quả xét nghiệm:
Việc sử dụng piperacillin/tazobactam có thể gây những phản ứng dương tính giả đối với glucose trong nước tiểu theo phương pháp khử đồng. Trong trường hợp này nên sử dụng xét nghiệm glucose theo phương pháp enzyme glucose oxidase.
Cũng đã có báo cáo ghi nhận kết quả dương tính khi sử dụng xét nghiệm Platelia Aspergillus theo phương pháp EIA của Laboratories ở bệnh nhân sử dụng piperacillin/tazobactam dạng tiêm và sau đó những bệnh nhân này được khẳng định không bị nhiễm Aspergillus. Phản ứng chéo với các polysaccharide và polyfuranose không thuộc Aspergillus cũng đã được ghi nhận. Vì thế những kết quả xét nghiệm dương tính ở bệnh nhân sử dụng piperacillin/tazobactam cần được biện giải thận trọng và cần được khẳng định bằng những xét nghiệm chẩn đoán khác.

Tác dụng ngoại ý

Các tác dụng không mong muốn được trình bày theo tần suất như sau: rất thường xảy ra (≥1/10); thường xảy ra (≥1/100 đến <1/10); ít khi xảy ra (≥1/1.000 đến <1/100); hiếm khi xảy ra (≥1/10.000 đến <1/1.000); rất hiếm khi xảy ra (<1/10.000); không xác định (không thể ước lượng được từ dữ liệu hiện có).
Các tác dụng bất lợi thường gặp gồm: tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nổi mẩn và thường có tỷ lệ xảy ra khoảng ≥1% nhưng <10%.
Xem bảng 5.

Việc sử dụng liều cao beta-lactam, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận có thể dẫn đến bệnh não (bất thường về trạng thái tỉnh táo, co giật cơ, động kinh).
Trị liệu bằng piperacillin có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ sốt và nổi mẩn ở bệnh nhân xơ nang.

Thận trọng

Giảm bạch cầu và giảm bạch cầu trung tính có thể xảy ra, đặc biệt khi điều trị kéo dài. Vì vậy cần định kỳ xét nghiệm công thức máu toàn phần.
Cũng cần xét nghiệm chức năng các cơ quan như chức năng thận, chức năng gan nếu điều trị kéo dài.
Các biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra ở một vài bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh nhóm beta-lactam. Những phản ứng này đôi khi có liên quan đến những bất thường về các xét nghiệm đông máu như thời gian tạo cục máu đông, kết tập tiểu cầu và thời gian prothrombin và có thể dễ xảy ra hơn với bệnh nhân suy thận. Nếu có biểu hiện xuất huyết xảy ra, cần ngưng sử dụng kháng sinh ngay và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Cần cân nhắc việc phát sinh các chủng vi khuẩn đề kháng và gây tái nhiễm chủng vi khuẩn đề kháng, đặc biệt khi điều trị kéo dài. Cần theo dõi vi sinh để có thể phát hiện ra những trường hợp tái nhiễm chủng đề kháng. Nếu điều này xảy ra, cần có biện pháp xử lý thích hợp.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng kích thích thần kinh-cơ hoặc bị co giật nếu sử dụng liều tiêm tĩnh mạch cao hơn liều khuyến cáo.
Chế phẩm này chứa 9,4mmol (216mg) natri trong mỗi lọ bột đông khô pha tiêm. Cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân có chế độ ăn kiêng muối (natri). Giảm kali huyết có thể xảy ra ở bệnh nhân có mức dự trữ kali thấp hoặc ở bệnh nhân đang sử dụng đồng thời các thuốc làm giảm kali; cần xét nghiệm định kỳ ion đồ ở những đối tượng này. Có thể có sự gia tăng nhẹ các chỉ số về chức năng gan.
Trị liệu bằng piperacillin có thể làm tăng tỷ lệ sốt và nổi mẩn ở bệnh nhân xơ nang.
Không sử dụng piperacillin/tazobactam cho trẻ em do chưa có đủ kinh nghiệm lâm sàng, ngoại trừ trẻ bị giảm bạch cầu trung tính.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể xảy ra và điều này có khả năng ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.

Bảo quản

Không bảo quản ở nhiệt độ trên 25oC. Bảo quản thuốc trong vỏ hộp.
Dung dịch Piperacillin/Tazobactam Kabi đã pha ổn định về mặt hóa học và vật lý trong 24 giờ ở nhiệt độ 2-8oC. Cần sử dụng dung dịch ngay để tránh nhiễm các vi sinh vật. Nếu không sử dụng ngay, thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản không quá 24 giờ ở nhiệt độ 2-8oC, trừ trường hợp pha thuốc trong điều kiện kiểm soát được vô khuẩn và đã được thẩm định.

Phân loại ATC

J01CR05

Trình bày/Đóng gói

Bột đông khô pha tiêm/tiêm truyền: hộp 1 lọ x 50mL.

A