Nhà sản xuất

Actavis

Thành phần

Mỗi lọ: Ceftriaxone 1g.

Mô tả

Bột màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Dược lý

ATC Code: J01DD04, Cephalosporin thế hệ thứ ba.
Đặc tính dược động học
Sau khi tiêm bắp, Ceftriaxone được hấp thu hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 2-3 giờ.
Ceftriaxone thâm nhập tốt vào các khoang khác nhau và cũng có thể vượt qua hàng rào nhau thai. Sau một liều 1-2 g, nồng độ ceftriaxone đã được chứng minh là vẫn duy trì trên các trị số MIC của hầu hết các tác nhân gây bệnh trên 24 giờ trong hơn 60 mô khác nhau (bao gồm cả phổi, tim, ống dẫn mật, gan, hạch amidan, tai giữa, niêm mạc mũi, xương) và nhiều mô lỏng (bao gồm cả dịch não tủy, dịch màng phổi cũng như dịch tuyến tiền liệt và chất hoạt dịch).
Ceftriaxone thâm nhập vào các màng não bị viêm của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ lớn. Trong dịch não tủy, nồng độ đỉnh đạt được sau khi tiêm tĩnh mạch một liều 50-100 mg/kg trong khoảng 4 giờ. Ở những bệnh nhân trưởng thành bị viêm màng não, nồng độ điều trị đạt được trong vòng 2-24 giờ với liều 50 mg/kg.
Ceftriaxone đi qua nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Ceftriaxone không trải qua quá trình chuyển hóa cơ thể nhưng nó được chia nhỏ trong ruột non do vi khuẩn.
50-60% ceftriaxone bị loại bỏ ở dạng hoạt chất không đổi trong nước tiểu trong khi phần còn lại được đào thải qua đường mật vào phân ở dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính vi sinh vật.
Nồng độ ceftriaxone trong nước tiểu cao hơn gấp 5-10 lần so với nồng độ trong huyết tương.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi (trên 75 tuổi) thời gian bán thải trong huyết tương của ceftriaxone cao hơn 2-3 lần so với người trưởng thành trẻ tuổi.
Trong tuần tuổi đầu tiên, 80% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu, sau tháng đầu tiên, nồng độ này giảm xuống mức tương tự như ở người lớn. Ở trẻ sơ sinh dưới 8 ngày tuổi, thời gian bán thải trung bình thường là dài hơn hai đến ba lần so với người lớn.
Bệnh nhân suy chức năng thận tăng bài tiết ceftriaxone vào trong mật. Bệnh nhân suy chức năng gan tăng bài tiết ceftriaxonequa thận. Thời gian bán thải của ceftriaxon hầu như không tăng trong các nhóm bệnh nhân này.
Trong suy thận giai đoạn cuối, thời gian bán thải cao hơn rõ ràng, khoảng 14 giờ.
Đặc tính dược lực học
Ceftriaxone có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế sinh tổng hợp màng tế bào vi khuẩn. Ceftriaxone có độ ổn định cao với các β-lactamase được sản xuất bởi các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxone hoạt động chống lại các vi khuẩn sản xuất một số loại β-lactamase. Tỷ lệ đề kháng có thể thay đổi về mặt địa lý và thời gian lấy mẫu và thông tin địa phương về đề kháng, đặc biệt là khi điều trị nhiễm khuẩn nặng.
Phổ kháng khuẩn của ceftriaxone bao gồm: Vi khuẩn Gram dương hiếu khí (St aureus, St.agalactiae, St.bovis, St.pyogenes, St pneumoniae), Vi khuẩn Gram dương yếm khí (P.niger, Peptostreptococcus spp.), Gram âm hiếu khí (E.coli, H.influenzae và parainfluenzae, Kl.pneumoniae, M.catarrhalis, N.meningitidis, P.mirabilis và P.vulgaris, Salmonella spp, Shigella spp.).
Các vi khuẩn đã đề kháng là Ent.aureus faecalis và faecium, L.monocytogenes, St MRSA, St epidermidis MRSE, Cl.difficile, Acinetobacter spp, Bacteroides spp., Chlamydia spp, Mycobacterium spp, Mycoplasma spp. và vv).

Chỉ định/Công dụng

Tercef được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxone cần điều trị:
• Nhiễm trùng huyết.
• Viêm màng não do vi khuẩn.
• Nhiễm trùng xương hoặc khớp.
• Nhiễm trùng da và mô mềm.
• Nhiễm trùng đường hô hấp
- Viêm phổi.
• Nhiễm trùng ổ bụng
- Viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật và đường tiêu hóa
-  Nhiễm Salmonella, Shigella.
• Nhiễm trùng thận và đường tiết niệu (khi aminoglycosides không phù hợp).
• Nhiễm trùng sinh dục
- Săng mềm (loét da liễu), bệnh lậu, giang mai (nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn).
• Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
• Nhiễm trùng Tai-Mũi-Họng.
• Bệnh Lyme.
• Nhiễm trùng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Tercef cũng được chỉ định để dự phòng trước phẫu thuật ở bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm trùng nặng sau phẫu thuật.

Liều lượng & Cách dùng

Liều thông thường
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với trọng lượng cơ thể > 50kg: Liều thông thường là 1-2 g mỗi ngày một lần (mỗi 24 giờ). Trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm vừa phải, có thể tăng liều lên đến 4 g chia làm hai lần /ngày, tiêm tĩnh mạch.
Trẻ sơ sinh (0-14 ngày tuổi)
20-50 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần (mỗi 24 giờ).
Trong nhiễm khuẩn nặng, liều hàng ngày không được vượt quá 50 mg/kg.
Trẻ em (15 ngày - 12 tuổi) với trọng lượng cơ thể < 50kg
20-80 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần (mỗi 24 giờ).
Trong nhiễm khuẩn nặng, liều hàng ngày không được vượt quá 80 mg/kg, trừ viêm màng não.
Trẻ em với trọng lượng cơ thể từ 50kg trở lên, dùng liều thông thường cho người lớn mỗi ngày một lần.
Người lớn tuổi: Các liều khuyến cáo ở những bệnh nhân lớn tuổi giống như ở người lớn - Không cần chỉnh liều.
Liều khuyến cáo đặc biệt
Viêm màng não
Điều trị khởi đầu với 100 mg/kg một lần mỗi ngày, không quá 4 g mỗi ngày. Sau khi xác định độ nhạy của tác nhân gây bệnh, liều lượng có thể giảm xuống cho phù hợp.
Ở trẻ sơ sinh (0-14 ngày), liều lượng không được vượt quá 50 mg/kg/24 giờ.
Điều trị dự phòng trước phẫu thuật: Liều thông thường của ceftriaxone nên dùng 30-90 phút trước khi tiến hành phẫu thuật. Thông thường, một liều duy nhất là đủ.
Suy thận: Ở những bệnh nhân suy thận không cần chỉnh liều, nếu chức năng gan bình thường. Trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút) liều hàng ngày không được vượt quá 2 g ở người lớn.
Suy gan
Ở những bệnh nhân có suy chức năng gan không cần chỉnh liều, nếu chức năng thận bình thường.
Trong trường hợp suy thận và suy gan nặng đồng thời, nên theo dõi định kỳ nồng độ ceftriaxone trong huyết tương và chỉnh liều phù hợp cho trẻ em và người lớn.
Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc: Ceftriaxone được thẩm phân thành các thành phần rất nhỏ, không cần liều bổ sung sau khi lọc máu. Nên theo dõi nồng độ kháng sinh trong huyết tương và điều chỉnh liều, nếu cần, do tỷ lệ thải trừ ở những bệnh nhân này có thể giảm. Ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú kéo dài, ceftriaxone có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc trong trường hợp nhiễm trùng có liên quan đến lọc máu, nó có thể thêm trực tiếp vào các dung dịch lọc máu (1-2 g ceftriaxone được bổ sung vào các dung dịch lọc máu đầu tiên vào ngày điều trị thích hợp).
Đường dùng và cách dùng
Bột pha tiêm Tercef có thể sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu sau khi pha theo những hướng dẫn dưới đây.
Liều dùng và cách dùng nên được xác định bởi các bác sĩ điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tiêm, tính nhạy cảm của các vi khuẩn gây bệnh, tuổi và tình trạng của bệnh nhân.
Tiêm tĩnh mạch trực tiếp nên sử dụng trong trong ít nhất từ 2-5 phút. Liều >50 mg/kg nên truyền tĩnh mạch chậm, ít nhất 30 phút.
Chỉ dùng đường tiêm bắp trong những trường hợp đặc biệt sau khi đánh giá cẩn thận về tỷ lệ lợi ích/nguy cơ. Thông thường, tiêm bắp là chống chỉ định ở trẻ em.
Trong trường hợp không có tiền sử dị ứng, nên thực hiện test rạch da với thuốc.
Trong trường hợp có tiền sử dị ứng, nên thực hiện epicutaneous test trước, nếu âm tính, tiến hành tiếp test rạch da. Kết quả thử nghiệm được ghi nhận trong 30 phút.
Tiêm bắp Tercef không có lidocaine là rất đau. Khi sử dụng lidocain như dung môi, luôn luôn thực hiện thử nghiệm quá mẫn với lidocaine.
Không nên tiêm tĩnh mạch dung dịch Tercef trong lidocaine!
Khi tiêm bắp, nên rút pit-tông syring ngay sau khi tiêm kim (không có máu trở lại) để tránh sự xâm nhập vào mạch máu.
Nên sử dụng thuốc ngay sau khi pha.
Các dung dịch có chứa canxi, (ví dụ như dung dịch Ringer, dung dịch Hartmann), không nên sử dụng để pha Tercef, vì có thể tạo kết tủa. Kết tủa ceftriaxone-calcium cũng có thể xảy ra khi pha ceftriaxone với các dung dịch có chứa canxi trong cùng một đường truyền. Vì vậy, ceftriaxone và các dung dịch chứa canxi không nên được pha lẫn hoặc dùng cùng một lúc.
Thời gian điều trị: Thời gian điều trị với Tercef phụ thuộc vào đợt bệnh và nên tiếp tục trong ít nhất 2-3 ngày sau khi các triệu chứng lâm sàng đã biến mất hoặc đến khi kết quả kiểm tra vi sinh âm tính. Các khuyến cáo liều lượng đặc biệt nên được tuân thủ.
Dùng Tercef với thức ăn và nước uống: Không cần chế độ kiêng cữ đặc biệt khi điều trị với sản phẩm này.

Hướng dẫn pha thuốc

Tiêm bắp: Hòa tan 1 g Tercef trong 3.6 ml dung dịch lidocain 1% (nồng độ ceftriaxone 250 mg/ml). Có thể sử dụng thêm dung dịch pha loãng, nếu cần. Tiêm bắp sâu. Không dùng quá 1 g Tercef cho 1 vị trí tiêm.
Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Hòa tan 1 g Tercef trong 9.6 ml nước cất vô trùng (nồng độ ceftriaxone 100 mg/ml). Tiêm trong 2-5 phút.
Truyền tĩnh mạch nhanh: Pha 1 g Tercef theo hướng dẫn tiêm tĩnh mạch trực tiếp và pha loãng trong 90 ml dung dịch pha tiêm để có được nồng độ ceftriaxone 10 mg/ml. Dung dịch pha tiêm phù hợp là nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorua 0.9%, dung dịch glucose 5%, dung dịch glucose 10% hoặc dung dịch levulose 5%. Truyền trong 15-30 phút.

Cảnh báo

Trong các nhiễm trùng nghi ngờ hoặc đã xác định do Pseudomonas (khó điều trị, thường gây nhiễm trùng bệnh viện), tỷ lệ không nhạy cảm cao (>60%) với ceftriaxone ở nhiều quốc gia nên được cân nhắc.
Trong các nhiễm trùng do Pseudomonas đã chứng minh nhạy cảm với ceftriaxone kết hợp với aminoglycosides là phù hợp để tránh sự đề kháng thứ cấp.
Trước khi điều trị với Tercef, nên xác định cẩn thận liệu bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các penicillin hoặc các thuốc beta lactam khác hay không bởi vì bệnh nhân quá mẫn với các loại thuốc này có thể quá mẫn với Ceftriaxone (dị ứng chéo).
Phản ứng quá mẫn với ceftriaxone thường xảy ra ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc có bất kỳ dạng phản ứng dị ứng nào khác.
Nên đặc biệt thận trọng và theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm liều đầu tiên ở những bệnh nhân có tạng dị ứng bởi vì phản ứng quá mẫn xuất hiện nhanh hơn và diễn tiến nặng nề hơn sau khi tiêm tĩnh mạch.
Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở tất cả các mức độ nghiêm trọng đến sốc phản vệ.
Nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận nặng kèm suy gan.
Trong trường hợp suy thận và suy chức năng gan đồng thời, cần theo dõi định kỳ nồng độ huyết thanh của thuốc.
Cần theo dõi định kỳ chức năng gan – thận và các thông số huyết học khi điều trị kéo dài.
Mỗi các dùng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây bệnh không nhạy cảm. Lưu ý những dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp với các sinh vật này (bao gồm các chủng nấm và Candida).
Cũng như các thuốc kháng khuẩn khác, Tercef có thể thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột bình thường và dẫn đến viêm đại tràng giả mạc (viêm ruột nghiêm trọng, đe dọa tính mạng). Chẩn đoán này nên được cân nhắc ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị với Tercef. Vì vậy, nên sử dụng Tercef thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày - đường ruột, đặc biệt là viêm đại tràng.
Ceftriaxone có thể kết tủa trong túi mật và thận và sau đó được phát hiện như bóng mờ trên siêu âm. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những đối tượng thường dùng liều cao hơn. Ở trẻ em, nên tránh dùng liều cao hơn 80 mg/kg - Ngoại trừ trong điều trị viêm màng não do tăng nguy cơ kết tủa mật.
Các trường hợp phản ứng nghiêm trọng (đôi khi gây tử vong) với kết tủa ceftriaxone-calcium trong phổi và thận ở trẻ sinh non và sơ sinh đủ tháng đã được báo cáo. Trong một số trường hợp, ceftriaxone và dung dịch có chứa canxi đã được dùng vào các thời điểm khác nhau và qua các đường truyền khác nhau. Không có báo cáo kết tủa ở những bệnh nhân này, khác so với trẻ sơ sinh, được điều trị bằng đường tĩnh mạch với ceftriaxone và các dung dịch có chứa canxi hoặc các sản phẩm có chứa canxi khác. Ceftriaxone không được pha chung hoặc sử dụng đồng thời với các dung dịch có chứa canxi, ngay cả ở các vị trí truyền truyền khác nhau, bất kể độ tuổi của bệnh nhân.
Sản phẩm này chứa khoảng 70 mg/g natri. Điều này nên được cân nhắc ở những bệnh nhân kiêng muối.
Tercef không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể trên khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, nên cân nhắc về một số tác dụng phụ như hạ huyết áp và chóng mặt.

Quá Liều

Không có trường hợp quá liều nào đã được báo cáo.
Các triệu chứng nhiễm độc
Dấu hiệu điển hình của nhiễm độc có thể được dự kiến sẽ tương ứng với phản ứng bất lợi.
Colics xảy ra rất hiếm ở bệnh nhân có bệnh thận hoặc sỏi mật sử dụng liều cao thường xuyên hơn và nhanh hơn khuyến cáo.
Điều trị nhiễm độc: Nồng độ huyết thanh cao của ceftriaxone không thể giảm bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Các biện pháp điều trị triệu chứng được khuyến cáo.

Chống chỉ định

• Quá mẫn với hoạt chất, các cephalosporin khác hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
• Phản ứng quá mẫn tức thời và/hoặc nghiêm trọng với penicillin hoặc các kháng sinh beta-lactam khác.
• Trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu và trẻ sinh non không nên điều trị với Ceftriaxone. Trong các nghiên cứu in vitro đã cho thấy Ceftriaxone có thể cạnh tranh với bilirubin trong việc gắn kết với albumin huyết thanh và có thể làm tăng bệnh não do Billirubin.
• Ceftriaxone bị chống chỉ định trong:
- Trẻ sinh non được hiệu chỉnh đến 41 tuần tuổi (tuần thai + tuần tuổi).
- Trẻ sơ sinh đủ tháng (đến 28 ngày tuổi):
+ Bị vàng da, hoặc hạ Albumin huyết hoặc toan huyết bởi vì có khả năng ảnh hưởng đến liên kết billirubin.
+ Nếu cần điều trị đường tĩnh mạch với các sản phẩm canxi hoặc các dung dịch có chứa canxi bởi vì nguy cơ kết tủa calcium-ceftriaxone.
• Ceftriaxone dùng đường tiêm bắp bị chống chỉ định:
- Ở trẻ em dưới 2 tuổi
- Trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Không có dữ liệu về việc sử dụng của ceftriaxone ở phụ nữ mang thai. Ceftriaxone đi qua nhau thai. Để đề phòng, chỉ nên sử dụng Tercef trong thời kỳ mang thai sau khi đã đánh giá cẩn thận lợi ích/nguy cơ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.
Ceftriaxone được bài tiết một lượng nhỏ trong sữa mẹ. Vì vậy, nên cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Bệnh tiêu chảy và nhiễm nấm niêm mạc có thể xảy ra ở trẻ bú mẹ nên ngưng cho con bú. Khả năng xảy ra phản ứng dị ứng cũng có thể được cân nhắc.
Sử dụng đường tiêm bắp: Sử dụng đường tiêm bắp Tercef và lidocaine là chống chỉ định trong khi mang thai và cho con bú.

Tương tác

Thuốc lợi tiểu: Sử dụng đồng thời ceftriaxone với các thuốc lợi tiểu không làm suy chức năng thận.
Aminoglycosides
Trong trường hợp sử dụng đồng thời cephalosporin và aminoglycosides không làm tăng nguy cơ suy giảm thính giác và chức năng thận. Những thuốc này nên sử dụng riêng biệt để tránh tương kỵ hóa-lý.
Các kháng sinh kìm khuẩn, như chloramphenicol và tetracycline, có thể làm giảm hoạt động của ceftriaxone. Do đó, sử dụng đồng thời Tercef và các kháng sinh kìm khuẩn không được khuyến cáo.
Probenecid: Sử dụng đồng thời với probenecid (1-2 g/ngày) có thể làm tăng nồng độ ceftriaxone trong máu.
Thuốc ngừa thai đường uống: Ceftriaxone có thể ảnh hưởng có hồi phục đến hiệu quả của thuốc tránh thai nội tiết tố. Vì lý do này, người ta khuyến khích sử dụng các thuốc ngừa thai không phải nội tiết tố trong khi điều trị với ceftriaxone.
Các xét nghiệm chẩn đoán
Thử nghiệm Coombs có thể dương tính giả trong trường hợp hiếm khi điều trị với ceftriaxone.
Các phương pháp Non-enzyme để xác định đường niệu có thể cho kết quả dương tính giả trong quá trình điều trị. Vì lý do này, nên xác định đường niệu bằng phương pháp enzym. Ceftriaxone có thể dẫn đến kết quả dương tính giả khi xác định galactose trong máu.

Tác dụng ngoại ý

Các tác dụng phụ được phân loại theo tần suất như sau: Rất phổ biến (≥1/10); Phổ biến (≥1/100, <1/10); Không phổ biến (≥1/1,000, <1/100); Hiếm (≥1/10,000, <1/1,000), Rất hiếm (<1/10,000).
Rất phổ biến: Triệu chứng kết tủa của muối canxi ceftriaxone trong túi mật ở trẻ em/dạng sỏi mật hồi phục ở trẻ em. Rối loạn này hiếm gặp ở người lớn.
Phổ biến: Viêm tĩnh mạch sau khi tiêm tĩnh mạch. Điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tiêm chậm hơn ít nhất là trong 2-5 phút, đau ở chỗ tiêm, đau và dày lên các mô tại chỗ tiêm có thể xảy ra sau khi tiêm bắp, phản ứng dị ứng da (viêm da, nổi mề đay, phát ban), ngứa, sưng da và khớp, tăng men gan trong huyết thanh.
Không phổ biến: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, viêm màng nhầy ở miệng và lưỡi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và giảm dần trong hoặc sau khi ngưng điều trị. Giảm sản xuất nước tiểu, tăng creatinine huyết thanh.
Hiếm: Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, kết tủa ceftriaxone trong thận, nhiễm nấm cơ quan sinh dục, nhiễm đồng thời các vi khuẩn không nhạy cảm, phản ứng quá mẫn nặng cấp tính tới sốc phản vệ, hội chứng Lyell/nhiễm độc biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm tụy (viêm tụy có thể do tắc nghẽn ống mật), tăng men gan.
Rất hiếm: Giảm số lượng bạch cầu hạt nặng, rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu, thiếu máu, viêm đại tràng giả mạc.

Bảo quản

Không bảo quản trên 30oC!
Bảo quản thuốc trong bao bì gốc.
Dung dịch Tercef trong suốt, màu vàng nhạt hay màu hổ phách tùy thuộc vào nồng độ của chúng, mà không liên quan đến hoạt động, hiệu quả, khả năng dung nạp và duy trì hiệu lực của thuốc lên đến 24 giờ, nếu được bảo quản trong tủ lạnh (2-8ºC).
Tốt hơn hết là nên sử dụng dung dịch ngay sau khi pha.

Phân loại ATC

J01DD04 - ceftriaxone

Trình bày/Đóng gói

Bột pha tiêm: hộp 5 lọ.

A