Nhà sản xuất

Servier

Thành phần

Mỗi viên: Perindopril tạo muối với arginine 5mg hoặc 10mg.

Dược lực học

Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin:
Perindopril là chất ức chế men chuyển đổi (inhibitor of the converting enzym, CEI), enzym này chuyển angiotensin I thành angiotensin II là một chất co mạch. Angiotensin II cũng kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron. Kết quả là:
- Giảm tiết aldosteron,
- Tăng hoạt lực renin huyết tương, do mất cơ chế phản hồi âm tính của aldosteron,
- Giảm sức cản toàn phần của động mạch ngoại vi, với tác dụng ưu tiên trên cơ và lưu lượng máu thận, không kèm theo ứ natri hoặc ứ dịch hay nhịp tim nhanh phản xạ, trong điều trị dài hạn.
Như mọi thuốc ức chế men chuyển đổi, perindopril làm giảm sự thoái giáng của bradykinin, một peptid giãn mạch mạnh, thành các peptid không có hoạt tính.
Tác dụng hạ huyết áp của perindopril cũng thể hiện ở bệnh nhân có mức renin thấp hoặc bình thường.
Perindopril tác dụng qua chất chuyển hoá có hoạt tính là perindoprilat. Các chất chuyển hoá khác không có hoạt tính.
Đặc điểm của hoạt lực chống tăng huyết áp:
Trong tăng huyết áp động mạch:
- Perindopril có tác dụng với mọi mức tăng huyết áp: nhẹ, trung bình và nặng. Huyết áp tâm thu và tâm trương được hạ xuống ở cả hai tư thế đứng và nằm ngửa.
- Hoạt lực chống tăng huyết áp đạt tối đa giữa 4 và 6 giờ sau khi dùng một liều đơn và duy trì ít nhất 24 giờ. Ức chế dư đối với men chuyển đổi còn cao sau 24 giờ (khoảng 80%).
- Ở những bệnh nhân có đáp ứng, huyết áp bình thường hoá sau 1 tháng điều trị và được duy trì mà không phát triển dung nạp.
Ngừng điều trị không làm tăng huyết áp phản hồi.
- Perindopril có tính chất giãn mạch, phục hồi tính đàn hồi của các động mạch lớn và làm giảm phì đại tâm thất trái.
- Khi cần thiết, việc phối hợp với một thuốc lợi niệu kiểu thiazid dẫn tới tác dụng hiệp đồng.
Việc phối hợp một thuốc ức chế men chuyển đổi với một thuốc lợi niệu thiazid còn làm giảm nguy cơ hạ kali-máu cảm ứng bởi riêng thuốc lợi niệu.
Trong điều trị suy tim: Trong ba công trình nghiên cứu suy tim, độ hạ huyết áp diễn ra từ từ và ít đột ngột với perindopril, so sánh với các thuốc khác cùng lớp dược lý.
Cơ chế tác dụng trên huyết động trong suy tim:
Perindopril giảm tải hoạt động của tim (cardiac workload):
- Do giãn tĩnh mạch, có thể vì điều chỉnh chuyển hoá prostaglandin: giảm tiền tải.
- Do giảm lực cản toàn phần ngoại vi: giảm hậu tải.
Nghiên cứu ở người suy tim đã chứng minh:
- Giảm áp suất làm đầy ở tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải.
- Giảm tổng lực cản mạch ngoại vi.
- Tăng cung lượng tim và cải thiện chỉ số tim.
- Tăng lưu lượng máu cơ khu vực.
Thử nghiệm dung nạp hoạt động thể lực cũng được cải thiện.

Dược động học

Perindopril được hấp thu nhanh chóng qua đường uống. Lượng hấp thu bằng 65 tới 70% lượng thuốc dùng.
Perindopril được thuỷ phân thành perindoprilat là một thuốc ức chế đặc hiệu đối với men chuyển đổi angiotensin. Lượng perindoprilat hình thành thay đổi theo loại thực phẩm. Nồng độ đỉnh của perindoprilat huyết tương đạt được sau 3 đến 4 giờ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương ít hơn 30%, nhưng phụ thuộc vào nồng độ.
Khi dùng perindopril theo liều duy nhất lập lại hằng ngày, trạng thái ổn định đạt được trung bình sau khoảng 4 ngày. Chu kỳ bán tích lũy công hiệu là khoảng 24 giờ.
Nồng độ perindoprilat huyết tương cao hơn có ý nghĩa ở bệnh nhân mà độ thanh thải dưới 60ml/phút, không phân biệt do suy thận hay do tuổi cao.
Ở bệnh nhân suy tim, sự thải trừ perindoprilat cũng chậm hơn.
Độ thanh thải thẩm tích của perindopril là 70ml/phút.
Động học của perindopril thay đổi ở bệnh nhân xơ gan: độ thanh thải qua gan của phân tử ban đầu giảm đi một nửa. Tuy nhiên lượng perindoprilat hình thành không giảm, vì vậy không cần điều chỉnh liều dùng.
Thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin có thể đi qua nhau thai.

Chỉ định/Công dụng

• Coversyl 5mg:
- Điều trị tăng huyết áp.
- Bệnh động mạch vành ổn định: giảm nguy cơ tai biến tim mạch trên bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và/hoặc tái thông mạch.
- Điều trị suy tim có triệu chứng.
• Coversyl 10mg:
- Điều trị tăng HA.
- Bệnh động mạch vành ổn định: giảm nguy cơ tai biến tim mạch trên bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và/hoặc tái thông mạch.

Liều lượng & Cách dùng

Cần uống viên perindopril trước bữa ăn, vì độ sinh khả dụng của chất chuyển hoá có hoạt tính của nó là perindoprilat bị thức ăn làm biến đổi.
Perindopril được uống dưới dạng liều đơn hằng ngày.
• Tăng huyết áp động mạch nguyên phát:
- Trường hợp chưa từng xảy ra suy giảm nước hay natri, hoặc suy thận (nghĩa là trong điều kiện bình thường):
Liều công hiệu là 5 mg/ngày, dưới dạng liều đơn dùng buổi sáng tuỳ đáp ứng đối với điều trị, điều chỉnh dần liều dùng vào các quãng thời gian 3 tới 4 tuần, cho tới liều đơn tối đa hằng ngày là 8 mg/24 giờ.
Nếu cần thiết, có thể dùng đồng thời một thuốc lợi niệu không giữ kali để giảm thêm huyết áp.
- Trường hợp tăng huyết áp trước đây đã điều trị với thuốc lợi niệu:
Hoặc ngừng dùng thuốc lợi niệu ba ngày trước khi bắt đầu sử dụng perindopril và sau này dùng lại nếu cần,
Hoặc bắt đầu với 2,5 mg perindopril và sau đó điều chỉnh liều tuỳ đáp ứng về huyết áp thu được.
Cần giám sát creatinin và kali huyết thanh trước khi điều trị và trong 15 ngày từ khi bắt đầu điều trị.
- Ở người cao tuổi, khởi đầu điều trị bằng liều thấp (2,5 mg/ngày, vào buổi sáng) và nếu cần thiết thì tăng lên 5 mg sau một tháng điều trị.
Nếu cần thiết, phải điều chỉnh liều lượng theo tình trạng chức năng thận của bệnh nhân, nếu thăm khám trước khi dùng thuốc cho thấy có điều bất thường so với tuổi bệnh nhân.
Độ thanh thải creatinin (ClCr) tính từ mức creatinin máu có điều chỉnh theo tuổi, thể trọng và giới tính, theo công thức Cockroft chẳng hạn, cho biết chỉ dẫn chính xác về chức năng gan ở người cao tuổi:
ClCr = (140 - tuổi) x thể trọng / 0,814 x creatinin trong máu
Trong đó: tuổi được biểu thị bằng số năm, thể trọng bằng kg, creatinin trong máu bằng micromol/l.
Công thức này ứng dụng cho người cao tuổi nam giới, nếu là nữ giới thì hiệu chỉnh bằng cách nhân kết quả với 0,85.
- Vào trường hợp suy thận, liều perindopril cần được điều chỉnh theo mức suy thận:
Nếu độ thanh thải creatinin bằng hoặc lớn hơn 60ml/phút, không cần sửa đổi liều lượng.
Nếu độ thanh thải nhỏ hơn 60ml/phút, nên chỉnh liều như sau:
· 30 < ClCr < 60: 2mg/ngày
· 15 < ClCr < 30: 2mg/2 ngày 1 lần
Ở các bệnh nhân này, thực hành điều trị bình thường bao gồm việc giám sát mức kali và creatinin trong máu vào những quãng thời gian đều đặn, thí dụ hai tháng một lần ở những thời kỳ điều trị ổn định.
Vào trường hợp này, thuốc lợi niệu phối hợp là thuốc ức chế aldosteron.
- Ở bệnh nhân cao huyết áp thẩm tích máu (ClCr < 15ml/phút): Perindropril là chất có thể thẩm tích. Độ thanh thải thẩm tích là 70ml/phút. Liều dùng là 2,5 mg vào ngày tiến hành thẩm tích.
• Suy tim sung huyết:
- Liều ban đầu phải thấp, đặc biệt vào trường hợp:
+ Huyết áp ban đầu bình thường hoặc thấp.
+ Suy thận.
+ Natri-máu giảm, không kể có do thuốc (lợi niệu) gây ra hay không.
- Các thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin (Angiotensin-Converting Enzym = enzym biến đổi angiotensin; là một peptidyl-dipeptidase A) có thể được dùng phối hợp với một thuốc lợi niệu, nếu cần có thể dùng thêm một glycosid dương địa hoàng (digitalis glycoside).
- Nên khởi đầu điều trị với liều dùng 2,5 mg vào buổi sáng cùng với việc giám sát huyết áp; nếu cần, tăng tới liều công hiệu bình thường giữa 2,5 và 5 mg là liều đơn hằng ngày.
- Liều hằng ngày được chọn sao cho huyết áp tâm thu thế đứng không hạ dưới 90mmHg.
- Ở bệnh nhân suy tim có nguy cơ (suy tim nặng, bệnh nhân dùng thuốc lợi niệu liều cao), xảy ra tụt huyết áp có triệu chứng lâm sàng. Vào trường hợp này, liều ban đầu chỉ bằng nửa liều thường dùng (nghĩa là 2,5 mg/ngày).
- Mỗi khi tăng liều phải giám sát mức creatinin và kali trong máu, sau đó cứ 3 hoặc 6 tháng lại giám sát một lần tuỳ theo giai đoạn suy tim, nhằm đảm bảo an toàn điều trị.

Cảnh báo

Bệnh động mạch vành ổn định: Nếu có đợt đau thắt ngực không ổn định (nặng hay không) xảy ra trong tháng đầu điều trị với perindopril, cần thực hiện sự đánh giá cẩn thận về lợi ích/nguy cơ trước khi tiếp tục điều trị.
* Hạ huyết áp: Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có thể gây hạ huyết áp. Hạ huyết áp triệu chứng hiếm thấy ở bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng và có khả năng xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân đã bị giảm thể tích dịch, ví dụ, do liệu pháp lợi tiểu, hạn chế ăn muối, thẩm tách máu, tiêu chảy hoặc nôn, hoặc ở bệnh nhân có tăng huyết áp phụ thuộc renin nặng. Ở bệnh nhân có suy tim triệu chứng, có hoặc không có suy thận kết hợp, đã quan sát thấy hạ huyết áp triệu chứng. Điều này có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân suy tim nặng, được phản ánh bởi việc sử dụng các liều cao thuốc lợi tiểu quai, giảm natri huyết hoặc suy chức năng thận. Ở bệnh nhân có tăng nguy cơ giảm huyết áp triệu chứng, phải theo dõi chặt chẽ sự bắt đầu điều trị và sự hiệu chỉnh liều. Bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh mạch máu não, là nhóm bệnh nhân mà, sự hạ huyết áp quá mức có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não thì cũng cần cân nhắc tương tự.
Nếu hạ huyết áp xảy ra, phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và nếu cần thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 9mg/ml (0,9%). Một đáp ứng hạ huyết áp thoáng qua không phải là một chống chỉ định đối với các liều tiếp sau, thường có thể dùng các liều này mà không có khó khăn một khi huyết áp tăng lên sau khi bù dịch thể tích. Ở một số bệnh nhân suy tim sung huyết có huyết áp bình thường hoặc thấp, sự giảm thêm huyết áp toàn thân có thể xảy ra với Coversyl 5mg. Tác dụng này đã được lường trước và thường không phải lý do để ngừng việc điều trị. Nếu hạ huyết áp trở thành triệu chứng, có thể cần phải giảm liều hoặc ngừng sử dụng Coversyl 5mg.
* Hẹp lỗ động mạch và hẹp lỗ van hai lá/bệnh cơ tim phì đại: Cũng như với các thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin khác, phải dùng một cách thận trọng Coversyl 5mg cho bệnh nhân có hẹp lỗ van hai lá và tắc ở chỗ ra của tâm thất trái như hẹp lỗ động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại.
* Suy giảm chức năng thận: Trong trường hợp suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60mg/phút), phải hiệu chỉnh liều lượng perindopril đầu tiên tuỳ theo độ thanh thải cretinin của bệnh nhân và sau đó liều dùng sẽ là phụ thuộc vào một hàm số đáp ứng của bệnh nhân với giá trị liều. Sự theo dõi kali và creatinin theo thường lệ là một phần của thực hành điều trị bình thường đối với các bệnh nhân này.
Ở bệnh nhân có suy tim triệu chứng, hạ huyết áp xảy ra sau sự bắt đầu điều trị với thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin có thể dẫn đến sự suy giảm thêm chức năng thận. Suy thận cấp tính, thường hồi phục được, đã được báo cáo trong này.
Ở một số bệnh nhân tăng huyết áp có hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch đi tới một thận đơn độc, đã được điều chế thuốc ức chế enzym chuyển, đã thấy sự tăng urê huyết và creatinin huyết thanh, thường hồi phục được khi ngừng điều trị. Điều này đặc biệt có thể xảy ra ở bệnh nhân suy thận. Nếu cũng có tăng huyết áp do bệnh động mạch thận, có sự tăng nguy cơ của hạ huyết áp nặng và suy thận, ở các bệnh nhân này, việc điều trị bắt đầu dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc với liều thấp và sự chuẩn độ liều lượng cẩn thận. Vì việc điều trị với thuốc lợi tiểu có thể là một yếu tố góp phần vào các điều nêu trên, nên ngừng dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi chức năng thận trong các tuần đầu tiên điều trị với Coversyl 5mg.
Một số bệnh nhân tăng huyết áp không có bệnh động mạch thận trước đó đã phát triển sự tăng urê - huyết và creatinin huyết thanh, thường nhẹ và nhất thời, đặc biệt khi Coversyl 5mg được dùng đồng thời với một thuốc lợi tiểu. Điều này có khả năng xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân với suy thận trước đó. Có thể cần phải giảm liều, và/hoặc ngừng sử dụng thuốc lợi tiểu và/hoặc Coversyl 5mg.
* Bệnh nhân thẩm tách máu: Phản ứng phản vệ đã được báo cáo ở bệnh nhân thẩm tách máu với màng có tính thẩm cao, và được điều trị đồng thời với một thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensine ở bệnh nhân này, cần cân nhắc sử dụng một loại màng thẩm tách khác hoặc một thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm khác.
* Ghép thận: Không có kinh nghiệm về sử dụng Coversyl 5mg ở bệnh nhân mới được ghép thận.
* Mẫn cảm/phù mạch: Phù mạch ở mặt, các chi, môi, niêm mạc, lưỡi, phần thanh môn của thanh quản và/hoặc thanh quản hiếm gặp ở bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, trong đó có Coversyl 5mg. Điều này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong khi điều trị. Trong trường hợp này, phải ngừng sử dụng Coversyl 5mg ngay, sự theo dõi thích hợp được bắt đầu và tiếp tục cho đến khi khỏi hoàn toàn các triệu chứng. Trong trường hợp sưng hạn chế ở mặt và môi thì nói chung sẽ hồi phục mà không cần điều trị, mặc dù thuốc kháng histamin có tác dụng chữa khỏi triệu chứng này.
Phù mạch kết hợp với phù thanh quản có thể gây chết. Khi có phù mạch ở lưỡi, phần thanh môn của thanh quản hoặc thanh quản, có khả năng gây tắc khí đạo, phải nhanh chóng tiến hành điều trị cấp cứu, có thể bằng cách tiêm adrenalin và/hoặc duy trì một đường khí đạo mở thông. Bệnh nhân phải dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc cho đến khi hết hoàn toàn các triệu chứng trong thời gian dài.
Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh phù mạch không liên quan với việc điều trị với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có nguy cơ cao của phù mạch trong khi dùng thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin.
* Phản ứng phản vệ trong khi điều trị loại bỏ (aphereris) lipoprotein tỷ trọng thấp: Ở bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong khi điều trị loại bỏ (apheresis) lipoprotein tỷ trọng thấp với dextran sulfat, đã thấy các tỷ lệ phản ứng phản vệ đe dọa đời sống. Tránh các phản ứng này bằng cách tạm thời không dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trước mỗi lần thực hiện apheresis.
* Phản ứng phản vệ trong khi điều trị giải cảm ứng: Bệnh nhân dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong khi điều trị giải cảm ứng (ví dụ, nọc côn trùng cách màng) đã có phản ứng phản vệ ở cùng bệnh nhân đó, có thể tránh phản ứng này khi tạm thời không dùng thuốc ức chế enzym chuyển, nhưng phản ứng có thể tái xuất hiện khi vô ý dùng lại.
* Suy gan: Hiếm khi thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin kết hợp với một hội chứng bắt đầu với chứng vàng da rỉ mật và tiến triển tới hoại tử gan bạo phát và đôi khi tới tử vong. Cơ chế của hội chứng này chưa được biết rõ. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin mà phát triển vàng da hoặc tăng enzym gan rõ rệt thì phải ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển và được sự theo dõi y tế thích hợp.
* Giảm bạch cầu trung tính/mất bạch cầu hạt/giảm lượng tiểu cầu/thiếu máu: Đã có báo cáo về giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm lượng tiểu cầu và thiếu máu ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường và không có các yếu tố gây phức tạp khác, giảm bạch cầu trung tính hiếm khi xảy ra. Phải sử dụng perindopril hết sức cẩn thận ở bệnh nhân có bệnh chất tạo keo mạch máu, được dùng liệu pháp điều trị miễn dịch, được điều trị với allopurinol hoặc procainamid, hoặc có sự kết hợp các yếu tố gây phức tạp này, đặc biệt bệnh nhân có suy giảm chức năng thận trước đó. Một số bệnh nhân trong nhóm này phát triển nhiễm khuẩn nặng, trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh mạnh. Nếu dùng perindopril cho các bệnh nhân này, cần theo dõi định kỳ số lượng bạch cầu và hướng dẫn bệnh nhân báo cáo mọi dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Chủng tộc: Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin gây tỷ lệ phù mạch cao hơn ở bệnh nhân da đen so với ở bệnh nhân không phải da đen.
Cũng như với các thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin khác, perindopil có thể kém hiệu quả hạ huyết áp hơn ở người da đen so với người không phải da đen, có thể do tỷ lệ tình trạng renin thấp chiếm tỉ lệ cao hơn ở quần thể tăng huyết áp da đen.
* Ho: Đã có báo cáo về ho với việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin. Điều đặc trưng là ho không có đờm, kéo dài và hết sau khi ngừng điều trị. Ho gây bởi thuốc ức chế men chuyển angiotensin cần được chuẩn đoán phân biệt với các loại ho khác.
* Phẫu thuật/gây mê: Ở bệnh nhân đang thực hiện đại phẫu hoặc trong khi gây mê với các thuốc gây hạ huyết áp, Coversyl 5mg có thể phong bế sự tạo angiotensis II thứ phát với sự giải phóng renin bù trừ. Cần phải ngừng điều trị một ngày trước khi phẫu thuật. Nếu hạ huyết áp xảy ra và được coi là do cơ chế này, có thể hiệu chỉnh bằng bù dịch.
* Tăng kali - huyết: Đã nhận xét thấy tăng kali trong huyết thanh ở một số bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin trong đó có perindopril. Bệnh nhân có nguy cơ phát triển tăng kali - huyết gồm người có suy thận, đái tháo đường không kiểm soát, hoặc người dùng đồng thời thuốc lợi tiểu ít tiêu hao kali hoặc chất thay thế muối chứa kali, hoặc bệnh nhân dùng các thuốc khác kết hợp với sự tăng kali huyết thanh (ví dụ, heparin). Nếu việc sử dụng đồng thời các thuốc nêu trên được cho là thích hợp, phải theo dõi đều đặn kali huyết thanh.
Bệnh nhân đái tháo đường: Ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị với thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin, phải theo dõi chặt chẽ glucose huyết trong tháng đầu điều trị với một thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin.
* Lithi: Thường không khuyến cáo dùng kết hợp lithi và perindopril.
* Thuốc lợi tiểu ít tiêu hao kali, chất bổ sung kali hoặc chất thay thế muối chứa kali: Nói chung không khuyến cáo dùng kết hợp perindopril và thuốc lợi tiểu ít tiêu hao kali, chất bổ sung kali hoặc chất thay thế muối chứa kali.
Do sự có mặt của lactose, bệnh nhân có các vấn đề di truyền liên quan đến sự không dung nạp galactose, hấp thụ kém glucose-galatose, hoặc sự thiếu lactase lapp không nên dùng thuốc này.
Tác dụng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Do thuốc có thể gây hoa mắt, cần đặc biệt thận trọng khi lái xe hay vận hành máy.

Quá Liều

Sự kiện có thể xảy ra nhất khi dùng quá liều là hạ huyết áp.
Nếu xảy ra tụt huyết áp quá nhiều, có thể chữa bằng cách đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp; nếu cần thì truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương hoặc dùng biện pháp khác để tăng thể tích máu.
Ngoài ra, có thể thẩm tích để loại bỏ perindoprilat là dạng hoạt của perindopril.

Chống chỉ định

* Có tiền sử dị ứng với perindopril, với bất cứ thành phần nào khác hoặc với bất cứ thuốc nào khác cùng nhóm (thuốc ức chế men chuyển).
* Tiền sử phù Quincke (phản ứng dị ứng với sưng đột ngột mặt và cổ), với lần điều trị trước đó với thuốc ức chế men chuyển. Tiền sử phù Quicke tự phát hoặc di truyền.
* Trong quý hai và ba của thời kỳ mang thai.
* Nói chung, không nên dùng thuốc này cho trẻ em dưới 15 tuổi hoặc phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu hoặc phụ nữ cho con bú.
* Không khuyến cáo việc sử dụng kết hợp thuốc này với thuốc lợi tiểu giữ kali, muối kali và lithi.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Lúc có thai: Trong nghiên cứu trên súc vật, không thấy thông báo về gây quái thai, nhưng đã phát hiện độc tính với thai ở một số loài.
Trong thử nghiệm lâm sàng:
Không tiến hành nghiên cứu dịch tễ học.
Những trường hợp lẻ tẻ về thai nghén hứng nhận perindopril ở quý một của thai kỳ thoạt đầu cho phép an tâm về khả năng gây dị dạng của thuốc.
Việc dùng thuốc vào quý hai và quý ba của thai kỳ, đặc biệt khi tiếp tục dùng tới lúc đẻ, tạo thành nguy cơ suy thận có thể biểu hiện qua:
- Chức năng thận của thai suy giảm, có thể ít nước ối.
- Trẻ sơ sinh suy gan, kèm hạ huyết áp và tăng kali-máu, thậm chí vô niệu (khả hồi hay không).
- Đã có thông báo về những bất thường hiếm gặp của vòm sọ sau khi điều trị với chất ức chế men chuyển đổi Angiotensin trong toàn bộ thai kỳ.
Tóm tắt:
- Nguy cơ dị dạng, nếu có, dường như là thấp. Nếu ngẫu nhiên phát hiện thai nghén trong quá trình điều trị với thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin, vẫn có thể giữ thai.
- Tuy nhiên phải giám sát sự phát triển vòm sọ bằng kỹ thuật quét siêu âm.
- Mặt khác, nếu phát hiện thai nghén trong quá trình điều trị với thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin, cần điều chỉnh điều trị trong thời gian mang thai.
Perindopril chống chỉ định trong các quý 2 và 3 của thai kỳ.
Lúc nuôi con bú: Hiện không có dữ liệu về việc perindopril chuyển vào sữa. Vì vậy, perindopril chống chỉ định với người mẹ đang cho con bú.

Tương tác

Kiểu phối hợp không khuyến nghị:
+ Thuốc lợi niệu giữ kali (spironolacton, triamteren, dùng riêng lẻ hay phối hợp ...), trừ khi điều trị suy tim (phối hợp thuốc ức chế men chuyển Angiotensin liều thấp với thuốc lợi niệu giữ kali), muối kali: Tăng kali-máu, có khả năng gây tử vong nhất là vào trường hợp suy thận (thêm tác dụng tăng giữ kali tại thận). Không dùng thuốc bổ sung kali hay thuốc lợi niệu giữ kali phối hợp với thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, trừ trường hợp giảm kali-máu.
+ Lithi: Đã xảy ra tăng lithi trong máu tới mức độc (giảm bài xuất lithi qua thận). Nếu việc sử dụng một thuốc ức chế men chuyển Angiotensin là thiết yếu, cần phải giám sát chặt chẽ mức lithi trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc.
+ Estramustin: Nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn, như phù mạch-thần kinh (phù mạch).
* Kiểu phối hợp cần thận trọng đặc biệt khi dùng:
Các NSAID và các salicylat ≥ 3g/ngày: Suy thận cấp ở bệnh nhân có nguy cơ (người cao tuổi và/hoặc mất nước) vì giảm lọc cầu thận, do ức chế các prostaglandin giãn mạch bởi các NSAID. Mặt khác, tác dụng hạ huyết áp cũng giảm.
Bổ sung nước cho bệnh nhân; giám sát chức năng thận ngay khi bắt đầu điều trị.
+ Thuốc chống đái tháo đường (insulin và các sulfonylurê): Nói về trường hợp captopril, enalapril. Việc dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin có thể làm tăng tác dụng giảm glucose-máu ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị với insulin hay các sulfonylurê. Ta rất ít gặp chứng hạ glucose-máu (tăng dung nạp glucose dẫn tới giảm nhu cầu insulin). Tăng cường việc tự giám sát glucose máu.
+ Baclofen: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp. Giám sát huyết áp và điều chỉnh liều lượng của thuốc chống tăng huyết áp này khi cần thiết.
+ Thuốc lợi niệu giữ kali: Nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp khi bắt đầu điều trị với thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, vào trường hợp đã có suy giảm nước và natri.
Trong bệnh tăng huyết áp động mạch, khi trị liệu lợi niệu trước đây có thể đã gây ra suy giảm nước và natri (bệnh nhân vừa điều trị với thuốc lợi niệu), người có chế độ ăn ít muối, bệnh nhân thẩm tích máu, điều được khuyến nghị là:
· Hoặc ngừng dùng thuốc lợi niệu trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, sau đó nếu cần thiết thì dùng một thuốc lợi niệu không giữ kali.
· Hoặc bắt đầu điều trị với liều thấp thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, rồi tăng dần liều lượng.
Trong bệnh suy tim sung huyết chữa với thuốc lợi niệu, bắt đầu dùng liều rất thấp thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, sau khi giảm liều của thuốc lợi niệu không giữ kali dùng đồng thời, nếu cần thiết.
Trong mọi trường hợp, cần giám sát chức năng thận (creatinin máu) trong vài tuần đầu của liệu trình dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.
+ Thuốc lợi niệu giữ kali: Dùng riêng lẻ hoặc phối hợp [amilorid, kali canreonat (Kanrenol), spironolacton, triamteren] trong điều trị suy tim (điều trị phối hợp thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin liều thấp + thuốc lợi niệu giữ kali): Nguy cơ tăng kali-máu, có thể gây tử vong, vào trường hợp không tuân thủ điều kiện chỉ định phối hợp trên.
Dùng liều thấp thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và thuốc lợi niệu giữ kali. Trước đó phải xác định là bệnh nhân không bị tăng kali-máu và suy thận. Giám sát chặt chẽ bằng xét nghiệm mức kali và creatinin máu (mỗi tuần 2 lần trong tháng đầu, sau đó mỗi tuần một lần).
* Kiểu phối hợp cần thận trọng:
+ Amifostin: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp.
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần mạnh: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp và tăng nguy cơ tụt huyết áp thế đứng (tác dụng cộng lực).
+ Corticosteroid, tetracosactid (uống): Trừ trường hợp hydrocortison dùng điều trị thay thế trong bệnh Addison. Làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp (ứ nước và natri, cảm ứng bởi corticosteroid).

Tác dụng ngoại ý

Tác dụng lâm sàng:
- Đau đầu, suy nhược, choáng váng, rối loạn tâm trạng và/hay rối loạn giấc ngủ, co cứng cơ.
- Hạ huyết áp, do tư thế hay không.
- Trong một ít trường hợp: Ban da.
- Đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, loạn vị giác.
- Đã có thông báo về ho khan liên quan tới dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin. Đặc tính của chứng này là dai dẳng và khỏi khi ngừng điều trị. Nếu xảy ra ho khan phải xem xét khả năng triệu chứng này được cảm ứng bởi thuốc.
- Hiếm gặp: Phù mạch (phù Quincke).
Tác dụng trên các tham số xét nghiệm:
- Tăng urê và creatinin huyết tương mức độ trung bình, khả hồi khi ngừng điều trị. Hiện tượng này thường hay gặp ở bệnh nhân hẹp động mạch thận, tăng huyết áp được điều trị bằng thuốc lợi niệu, suy thận.
- Vào trường hợp bệnh tiểu cầu thận, dùng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin có thể gây ra protein-niệu.
- Tăng kali-máu, thường mau qua.
- Thiếu máu đã được thông báo khi dừng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin ở các nhóm bệnh nhân đặc biệt (ghép thận, thẩm tích máu).

Phân loại ATC

C09AA04 - perindopril 

Trình bày/Đóng gói

Viên nén dễ bẻ: hộp nhựa 30 viên.

A