Tuyến thượng thận

12/05/2020 15:19 GMT+7

TỔNG QUAN

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuyến thượng thận tiết ra các hormone (nội tiết tố) giúp điều hòa:

  • Quá trình chuyển hóa của cơ thể
  • Hệ miễn dịch
  • Huyết áp
  • Đáp ứng với stress
  • Các chức năng quan trọng khác

Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận giống như tên gọi của nó. Tuyến thượng thận có hình tam giác với chiều cao khoảng 3,8 cm và chiều dài khoảng 7,6 cm.

Về cấu trúc, mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận tạo những hormone khác nhau.

Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận giống như tên gọi của nó. Tuyến thượng thận có hình tam giác với chiều cao khoảng 3,8 cm và chiều dài khoảng 7,6 cm. Mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận sản xuất ra những hormone khác nhau.

Khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone thì khi đó tình trạng này gọi là Suy tuyến thượng thận hay suy thượng thận. Một ví dụ điển hình của tình trạng này là Bệnh Addison.

Tuyến thượng thận có thể phát triển các nốt (nodule) có thể là lành tính hoặc ác tính, có khả năng sản xuất quá nhiều một số hormone, sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác nhau.

CẤU TẠO CỦA TUYẾN THƯỢNG THẬN

Tuyến thượng thận chia làm hai phần (xem hình):

Vị tri và cấu trúc của tuyến thượng thận trong cơ thể người. Ảnh: Britannica

Vỏ thương thận: là phần bên ngoài. Đây là phần lớn nhất của tuyến thượng thần, gồm ba lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới. Mỗi lớp chịu trách nhiệm sản xuất những hormone khác nhau.

Tủy thượng thận: là phần bên trong, nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận.

Phần vỏ và tủy thượng thận được bao bọc bởi một lớp gồm chủ yếu là mô mỡ, gọi là nang thượng thận

CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN THƯỢNG THẬN

Tuyến thượng thận đảm nhiệm chức nang quan trọng là chức năng nội tiết, nghĩa là nó giúp tiết ra các hormone quan trọng tham gia điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể. Chức năng này được kiểm soát chủ yếu bởi tuyến yên, là một tuyến thuộc hệ thống nội tiết nằm bên trong não. Hai phần vỏ và tủy thượng thận tiết ra những hormone khác nhau.

Vỏ thượng thận

- Lớp cầu (ngoài cùng): tiết các hormone mineralocorticiods. Hormone quan trọng nhất của nhóm này là aldosterone, giúp điều hòa các muối khoáng (các chất điện giải). Cụ thể là adosterone sẽ làm tho thận tăng hấp thu natri vào máu và tăng đào thải kali ra nước tiểu. Do vậy aldosterone giúp điều hòa huyết áp bằng cách kiểm soát nồng độ các chất điện giải.  

- Lớp sợi (lớp giữa): tiết các hormone glucocorticoids. Đại diện quan trọng của nhóm này là hormone cortisol. Nó giúp kiểm soát cơ thể sử dụng chất béo, protein và carbohydrate (chất bột đường hay tinh bột); ức chế viêm; điều hòa huyết áp; làm tăng lượng đường trong máu; và cũng có thể làm giảm tạo xương. Hormone này cũng kiểm soát chu kỳ thức-ngủ. Nó được phóng thích trong giai đoạn căng thẳng để giúp cơ thể tăng năng lượng và xử lý các tình huống khẩn cấp tốt hơn.

- Lớp lưới (trong cùng): tiết ra các tiền hormon sinh dục, trong đó chủ yếu liên quan đến androgen. Đây là những tiền hormone sau đó sẽ được chuyển thành hormone sinh dục nam androgen tại tinh hoàn của nam giới và hormone sinh dục nữ estrogen tại buồng trừng. Tuy nhiên, lượng estrogen và androgen được sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều bởi buồng trứng và tinh hoàn.

Tủy thượng thận

Hầu hết mọi người biết đến epinephrine với tên gọi khác là adrenaline. Hormone này nhanh chóng phản ứng với căng thẳng bằng cách tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim để tăng lưu lượng máu đến cơ và não. Nó cũng có thể gây đường huyết do biến glycogen thành glucose tại gan. (Glycogen là dạng dự trữ glucose của gan.)

Norepinephrine, còn được gọi là noradrenaline. Hormone này hoạt động phối hợp với epinephrine để đáp ứng với tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, nó có thể gây co mạch (thu hẹp lòng mạch máu), dẫn đến huyết áp cao.

CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TUYẾN THƯỢNG THẬN

Suy thượng thận: Là một rối loạn hiếm gặp. Nó có thể do bệnh lý tại tuyến thượng thận (suy tuyến thượng thận nguyên phát, hay còn gọi là Bệnh Addison) hoặc do các bệnh lý ngoài tuyến thượng thận như bệnh lý ở vùng hạ đồi hoặc tuyến yên (gọi là suy thượng thận thứ phát).

Các nguyên nhân gây suy thượng thận nguyên phát có thể bao gồm rối loạn tự miễn dịch, nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác, ung thư (hiếm khi) và các yếu tố di truyền.

Hội chứng Cushing: Trái ngược với bệnh Addison, hội chứng Cushing xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol. Sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc corticosteroid, ví dụ như prednisone có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Cường aldosterone: Đây là hậu quả của việc sản xuất quá mức aldosterone từ một hoặc cả hai tuyến thượng thận. Tình trạng bệnh lý này có đặc điểm là tăng huyết áp thường đòi hỏi phải phối hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát. Một số bệnh nhân còn bị nồng độ kali máu thấp, có thể gây đau cơ, yếu cơ và co thắt cơ. Khi nguyên nhân của việc tăng tiết aldosterone được xác định là tại tuyến thượng thận, thì gọi là cường aldosterone nguyên phát (còn được gọi là hội chứng Conn).

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hyperplasia – CAH): Suy thượng thận cũng có thể do một rối loạn di truyền được gọi là tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Trẻ em sinh ra bị rối loạn này thiếu hụt một loại enzyme thiết yếu để sản xuất cortisol, aldosterone hoặc cả hai. Đồng thời, các em bị bệnh này cũng sẽ có nồng độ androgen cao. Hậu quả là có thể làm cho các bé gái có những dấu hiệu và triệu chứng nam hóa, còn ở bé trai thì dậy thì sớm.

U tủy thượng thận (Pheochromocytoma): Bệnh lý này kích thích tủy thượng thận sản xuất quá mức adrenaline hoặc noradrenaline, có thể gây ra tăng huyết áp liên tục, khó kiểm soát bằng thuốc hạ áp thông thường. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đau đầu, đổ mồ hôi, run rẩy, lo lắng và nhịp tim nhanh.

Ung thư tuyến thượng thận: Đây là bệnh lý u thượng thận ác tính như loại ung thư carcinoma vỏ thượng thận (adrenocortical carcinoma).  Bệnh này hiếm gặp và có thể xâm lấn sang mô và cơ quan lân cận. U làm tăng tiết quá mức các hormone và gây triệu chứng tương ứng. Ngoài ra Không phải tất cả các bệnh ung thư được tìm thấy trong tuyến thượng thận đều bắt nguồn từ chính tuyến này. Phần lớn các khối u tuyến thượng thận là do di căn, hoặc ung thư lan rộng, từ một khối u nguyên phát khác ở nơi khác trong cơ thể.

 

Ban Biên tập Y khoa Việt Nam

-----------------------------------------

Nguồn:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/adrenal-glands

https://www.healthline.com/health/adrenal-glands