Nhà sản xuất

Biotest

Nhà phân phối

Hoang Long Pharma

Thành phần

Mỗi mL: Immunoglobulin người 50mg.
Hàm lượng protein người 50 mg/mL trong đó có chứa ít nhất 96% IgG nguồn gốc từ máu hoặc huyết thanh của người hiến tặng.
Phân bố các phân lớp IgG: IgG1 57%, IgG2 37%, IgG3 3%, IgG4 3%, IgA tối đa 2 mg/mL.

Mô tả

Dung dịch trong suốt đến hơi trong, từ không màu đến màu vàng nhạt.

Dược lực học

Phân nhóm dược lý điều trị: huyết thanh miễn dịch và globulin miễn dịch, dùng cho đường truyền trong mạch. Mã ATC: J06BA02
Globulin miễn dịch của người bình thường có chứa chủ yếu là IgG với phổ kháng kháng thể rộng chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn.
Globulin miễn dịch ở người bình thường khỏe mạnh có chứa kháng thể IgG tồn tại ở mức nồng độ bình thường. Chế phẩm được bào chế từ huyết tương của không ít hơn 1000 người cho. Sự phân bố của các phân lớp IgG gần với tỉ lệ phân bố tự nhiên trong máu người.
Mức liều điều trị thích hợp của chế phẩm có thể phục hồi nồng độ IgG từ mức thấp trở về mức nồng độ thông thường.
Cơ chế tác động trong các chỉ định điều trị ngoài chỉ định dùng trong liệu pháp thay thế hiện vẫn chưa được sáng tỏ, nhưng các tác động điều chỉnh miễn dịch đã được ghi nhận.

Dược động học

Globulin miễn dịch của người bình thường đạt sinh khả dụng tức thì và hoàn toàn trong tuần hoàn máu của người nhận sau khi truyền qua tĩnh mạch. Các globulin miễn dịch được phân bố gần như nhanh chóng hoàn toàn giữa máu và thể dịch, sau khoảng từ 3-5 ngày sẽ đạt được cân bằng giữa các khoang trong và ngoài mạch. IgG và các phức IgG bị giáng hóa trong các tế bào của hệ thống lưới nội mô.
Một nghiên cứu đa trung tâm, nghiên cứu mở, nghiên cứu tiến cứu tiến hành trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch nguyên phát điều trị với Intratect để xác định đặc tính dược động học của sản phẩm (nghiên cứu 941). Bệnh nhân được truyền tĩnh mạch Intratect với mức liều 400 mg/kg thể trọng (8 mL/kg) cách mỗi 3-4 tuần trong vòng 6 tháng. Nghiên cứu cho thấy, thời gian bán thải của Intratect vào khoảng 27 ngày. Thời gian bán thải này có thể thay đổi trên từng bệnh nhân khác nhau, đặc biệt trên bệnh nhân có các rối loạn hệ miễn dịch nguyên phát. Tỷ lệ phân bố của các IgG 1-4 không thay đổi sau lần truyền đầu tiên. Liều chỉ định trung bình cho bệnh nhân vào khoảng 450 mg/kg thể trọng. Nhìn chung, nồng độ trung bình trong huyết thanh của IgG sau mỗi lần truyền tăng lên khoảng 900 mg/dL. So sánh với các thông số dược động học của Intratect cũng giống như các globin miễn dịch theo đường tĩnh mạch khác.
Dược động học trên trẻ nhỏ: Không có sự khác biệt về các đặc tính dược động học trên bệnh nhân trẻ nhỏ so với người trưởng thành.

Chỉ định/Công dụng

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng trong liệu pháp điều trị thay thế ở người trưởng thành, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (từ 0-18 tuổi) trong các trường hợp:
· Các hội chứng biểu hiện thiếu hụt miễn dịch nguyên phát có kèm suy giảm sản xuất kháng thể
· Giảm gamma-globulin miễn dịch trong máu và nhiễm khuẩn tái phát ở các bệnh nhân thiếu lympho máu bẩm sinh mà đã thất bại khi điều trị dự phòng với kháng sinh.
· Giảm gamma-globulin máu và nhiễm khuẩn tái diễn trên bệnh nhân u đa tủy ở pha ổn định đã không còn đáp ứng với phương pháp chủng ngừa phế cầu khuẩn.
· Giảm gamma-globulin trên bệnh nhân sau ghép tế bào gốc cơ quan tạo máu đồng loại dị gen (HSCT).
· Trẻ bị AIDS bẩm sinh và nhiễm khuẩn tái diễn.
Điều chỉnh miễn dịch ở người trưởng thành, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (từ 0-18 tuổi) trong các trường hợp:
· Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát (ITP) trên bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao hoặc trước khi phẫu thuật để điều chỉnh số lượng tiểu cầu.
· Hội chứng Guillain Barré.
· Bệnh Kawasaki.
· Bệnh thần kinh vận động đa ổ.

Liều lượng & Cách dùng

Liều dùng
Liều dùng và liều trị liệu phụ thuộc từng chỉ định.
Trong liệu pháp điều trị thay thế, liều dùng có thể dựa trên từng đặc điểm cá thể của người bệnh tùy thuộc đáp ứng dược động học và lâm sàng. Liều dùng sau đây được đưa ra để tham khảo:
Liệu pháp thay thế trong suy giảm miễn dịch nguyên phát
Liều trị liệu có thể đạt được mức cận dưới nồng độ globulin miễn dịch IgG (đo trước khi truyền) tối thiểu 4-6 g/L. Cần duy trì nồng độ này trong vòng 3 tới 6 tháng kể từ khi bắt đầu trị liệu để đạt được mức nồng độ cân bằng. Liều khuyến cáo bắt đầu từ 8-16 mL (0.4-0.8 g)/kg tiếp theo với liều tối thiểu 4 mL (0.2 g)/kg trong vòng mỗi 3 tuần.
Liều yêu cầu để đạt được mức cận dưới của hàm lượng nồng độ 6 g/L là từ 4-16 mL (0.2-0.8 g)/kg mỗi tháng. Khoảng cách liều khi đã đạt mức nồng độ ổn định là từ 2-4 tuần.
Đo các mức nồng độ cận dưới nhằm điều chỉnh liều điều trị và khoảng cách liều.
Dùng trong liệu pháp trị liệu thay thế trong trường hợp thiếu IgG miễn dịch trong máu và tình trạng tái nhiễm khuẩn liên tục thứ phát trên các bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu lympho mạn tính u tủy hoặc ung thư bạch cầu lympho mạn tính kèm theo tình trạng giảm bất thường hàm lượng globulin miễn dịch trong máu thứ cấp và nhiễm khuẩn tái diễn; liệu pháp thay trị liệu thay thế trên trẻ nhiễm AIDS có tình trạng nhiễm khuẩn tái diễn liên tục: Liều khuyến cáo điều trị là từ 4-8 mL (0.2-0.4 g)/kg mỗi 3 đến 4 tuần.
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: Để điều trị ở giai đoạn cấp tính, liều dùng từ 16-20 mL (0.8-1 g)/kg một ngày, có thể nhắc lại liều trong vòng 3 ngày hoặc điều trị với liều 8 mL (0.4 g)/kg mỗi ngày trong từ 2 đến 5 ngày. Có thể nhắc lại liều điều trị nếu bệnh tái phát.
Hội chứng Guillain Barré: Liều điều trị là 8 mL (0.4 g)/kg/ngày trong từ 3 đến 7 ngày.
Bệnh Kawasaki: Liều điều trị 32-40 mL (1.6-2 g)/kg nên được chia làm 2 lần dùng trong 2 đến 5 ngày hoặc sử dụng mức một liều đơn duy nhất 40 mL (2 g)/kg. Có thể phối hợp điều trị với acid acetylsalicylic.
Các mức liều điều trị khuyến cáo được tóm tắt trong bảng sau:

Dùng thuốc cho trẻ nhỏ: Liều dùng thuốc trên trẻ từ 0-18 tuổi không khác so với liều khuyến cáo ở người lớn cho từng chỉ định, dựa trên cân nặng và tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhi.
Cách dùng
Nên khởi đầu truyền tĩnh mạch thuốc Intratect với vận tốc truyền ban đầu không quá 1.4 mL/kg/giờ trong 30 phút.
Nếu đạt dung nạp tốt, tốc độ truyền có thể tăng từ từ lên mức tối đa là 1.9 mL/kg/giờ cho đến hết dịch.

Cảnh báo

Một số báo cáo ADR nghiêm trọng có thể liên quan tới tốc độ truyền. Mức tốc độ truyền khuyến cáo đã hướng dẫn ở mục ''Liều lượng và Cách dùng" phải được tuân thủ chặt chẽ. Người bệnh phải được giám sát chặt và thận trọng theo dõi bất cứ triệu chứng nào trong suốt giai đoạn truyền thuốc.
Một số tác dụng ngoại ý được báo cáo với tần xuất thường gặp hơn khi:
- truyền thuốc với tốc độ truyền cao,
- bệnh nhân thiếu hoặc không có IgG miễn dịch trong máu có hoặc không kèm theo thiếu hụt IgA.
- trường hợp được chỉ định truyền globulin miễn dịch người lần đầu tiên, hoặc khi chuyển đổi giữa các chế phẩm globulin miễn dịch người đột ngột, hay khi khoảng cách giữa 2 lần truyền xa nhau.
Hiếm gặp các phản ứng quá mẫn, các phản ứng này có thể xuất hiện ở các trường hợp rải rác cá biệt trên những bệnh nhân thiếu hụt IgA kèm theo có kháng thể kháng IgA.
Đôi khi (rất hiếm) gặp trường hợp globulin miễn dịch người có thể gây hạ huyết áp trong phản ứng sốc phản vệ, kể cả trên người bệnh đã từng dung nạp tốt với globulin miễn dịch người trước đó.
Các biến chứng có nguy cơ xảy ra nhưng có thể tránh được nếu đảm bảo:
- người bệnh không quá mẫn cảm với globulin miễn dịch của người khi truyền lần đầu tiên với tốc độ truyền chậm (0,024 mL/kg/phút),
- người bệnh phải được giám sát chặt chẽ bất cứ triệu chứng nào xảy ra trong suốt quá trình truyền. Đặc biêt theo dõi chặt chẽ trên các bệnh nhân chưa từng được điều trị với globulin miễn dịch người, bệnh nhân được chuyển từ một globulin truyền tĩnh mạch khác hoặc bệnh nhân đã được truyền gobulin miễn dịch cách đó khá lâu, cần giám sát chặt chẽ trong lần truyền thuốc đầu tiên trong suốt giờ truyền đầu tiên để đảm bảo phát hiện kịp thời các dấu hiệu tác dụng ngoại ý có thể xảy ra. Cần thận trọng theo dõi đối với tất cả các bệnh nhân khác trong ít nhất 20 phút kể từ khi truyền.
Đã quan sát được các bằng chứng về mối liên hệ giữa việc truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch với các biến chứng huyết khối tĩnh mạch như nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là những tác dụng không mong muốn được cho là có liên quan tới việc làm tăng tương đối độ nhớt của máu khi thu vào một lượng lớn globulin miễn dịch trên các bệnh nhân có nguy cơ cao. Cần thận trọng khi truyền và kê đơn truyền globulin miễn dịch theo đường tĩnh mạch trên các bệnh béo phì, bệnh nhân có các chứng bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ huyết khối như tuổi cao, tiểu đường và bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc huyết khối các giai đoạn, bệnh nhân rối loạn tăng huyết khối tự miễn hoặc di truyền, bệnh nhân có thời gian gây mê dài, bệnh nhân giảm thể tích máu nghiêm trọng, bệnh nhân có các bệnh lý làm tăng độ nhớt của máu.....
Một số trường hợp suy thận cấp đã được báo cáo trên các bệnh nhân truyền globulin miễn dịch đường tĩnh mạch. Hầu hết ở các trường hợp này, các yếu tố nguy cơ đều được xác định như tiền sử suy giảm chức năng thận, tiểu đường, mất thể tích, thừa cân, điều trị phối hợp với các thuốc gây độc thận hoặc ở người bệnh trên 65 tuổi.
Trong trường hợp suy giảm chức năng thận, cần xem xét khả năng dừng điều trị với globulin miễn dịch theo đường tĩnh mạch.
Trong số các báo cáo về tác dụng gây rối loạn chức năng thận và suy thận cấp được xem là có liên quan tới việc sử dụng các chế phẩm globulin miễn dịch đường tĩnh mạch đã được cấp phép, người ta cũng ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng các chế phẩm có chứa sucrose làm chất ổn định với một tỷ lệ không tương ứng trên tổng số trường hợp báo cáo. Ở các bệnh nhân có nguy cơ cao, có thể xem xét thêm việc sử dụng các chế phẩm không chứa đường sucrose.
Ở các bệnh nhân có nguy cơ suy thận cấp hoặc các tác dụng huyết khối ngoại ý, cần truyền các thuốc chứa globulin miễn dịch với tốc độ truyền tối thiểu với liều khuyến cáo dựa trên thực tiễn lâm sàng của người bệnh.
Trên tất cả các bệnh nhân, việc điều trị globulin miễn dịch đường tĩnh mạch cần phải kết hợp với:
- chuẩn bị sẵn các phương thức bù nước trước khi bắt đầu truyền globulin miễn dịch,
- theo dõi lượng nước tiểu thải ra,
- theo dõi nồng độ creatinin trong huyết thanh,
- tránh điều trị phối hợp với các thuốc lợi tiểu dạng vòng.
Trường hợp xảy ra các tác dụng không mong muốn, có thể cần giảm đồng thời tốc độ truyền hay dừng truyền. Yêu cầu xử trí phụ thuộc vào bản chất và mức độ trầm trọng của tác dụng ngoại ý gặp phải.
Trường hợp người bệnh bị sốc, có thể áp dụng điều trị với các thuốc cần thiết chung cho điều trị sốc cho bệnh nhân.
Các biện pháp tiêu chuẩn để phòng ngừa nhiễm khuẩn khi sử dụng các chế phẩm từ máu người hoặc từ huyết thanh người bao gồm việc chọn lọc người cho, sàng lọc từng cá thể cho máu và loại huyết thanh đối với từng chất đánh dấu nhiễm khuẩn riêng biệt đồng thời kiểm soát quy trình sản xuất hiệu quả nhằm đảm bảo bất hoạt hoặc loại bỏ được các loại virus. Bên cạnh đó, không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ nhiễm chéo các tác nhân vi khuẩn khi tiến hành điều trị với các chế phẩm có nguồn gốc từ máu hoặc huyết thanh người. Điều này cũng đúng trong trường hợp các chủng virus chưa định danh hoặc các loại virus mới hay các tác nhân gây bệnh khác.
Cần chú trọng các biện pháp thích hợp có tác dụng với các loại virus đã hình thành lớp vỏ bảo vệ như HIV, HBV và HCV. Các biện pháp sử dụng có thể làm hạn chế tác dụng chống lại các virus không bị vỏ hóa như HAV và parvovirus B19.
Kinh nghiệm lâm sàng tái khẳng định chưa đủ cơ sở nguy cơ nhiễm viêm gan A hoặc parvovirus B19 khi truyền các globulin miễn dịch và người ta cũng giả định rằng thành phần kháng thể đóng góp một vai trò quan trọng cho sự an toàn với virus gây bệnh.
Khuyến cáo mỗi khi sử dụng Intratect cho người bệnh, cần quản lý được các thông tin: tên bệnh nhân, số lô của sản phẩm được ghi lại để duy trì một liên kết giữa các bệnh nhân và các sản phẩm.
Hiện chưa có ảnh hưởng nào lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được báo cáo.

Quá Liều

Tình trạng quá liều có thể dẫn tới quá tải dịch trong cơ thể và tăng huyết áp, đặc biệt trên nhóm đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Trên bệnh nhân trẻ nhỏ: Trên nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi có nguy cơ quá liều như bệnh nhân suy tim hoặc suy thận, tình trạng quá liều có thể dẫn tới quá tải dịch và tăng độ nhớt trong máu giống như khi điều trị với các chế phẩm globulin miễn dịch đường tĩnh mạch khác.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Mẫn cảm với các globulin miễn dịch đơn dòng, cá biệt trong trường hợp thiếu hụt IgA, ở người bệnh sẽ xuất hiện kháng thể kháng lại IgA.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Độ an toàn của chế phẩm này trên phụ nữ có thai hiện chưa được thiết lập qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, do đó cần đặc biệt thận trọng khi được chỉ định thuốc này trên phụ nữ có thai và cho con bú. Kinh nghiệm trong sử dụng các globulin miễn dịch cho thấy không có tác dụng ảnh hưởng lên các giai đoạn của thai kỳ hoặc lên thai nhi và trẻ sơ sinh.
Các globulin miễn dịch được bài tiết vào sữa mẹ và có thể tập trung lại để chuyển thành kháng thể bảo vệ cho trẻ sơ sinh.

Tương tác

Với vacine virus sống giảm độc lực: Việc điều trị với các globulin miễn dịch có thể gây ảnh hưởng trong một giai đoạn tối thiểu là 6 tuần tới 3 tháng lên hiệu quả của các vaccine virus sống giảm độc như sởi, rubella, quai bị và thủy đậu. Sau khi điều trị với các chế phẩm này, cần đảm bảo giai đoạn khoảng cách là 3 tháng trước khi tiêm chủng với vaccine virus sống giảm độc lực. Trường hợp bị sởi, các tổn thương có thể tái diễn kéo dài đến 1 năm. Do đó, người bệnh được tiêm chủng vaccine phòng sợi phải được kiểm tra tình trạng kháng thể.
Ảnh hưởng lên các test thử huyết học
Sau khi truyền globulin miễn dịch, các kháng thể thụ động khác nhau được tăng lên tạm thời trong máu người bệnh có thể gây hiện tượng dương tính giả trong các xét nghiệm huyết học.
Truyền thụ động các kháng thể để kháng nguyên hồng cầu, ví dụ: A, BD có thể ảnh hưởng với một số xét nghiệm huyết thanh học bao gồm các thử nghiệm antiglobulin (Coomb's test).

Tương kỵ

Do không có đủ các dữ liệu nghiên cứu về tính tương kỵ, không nên trộn lẫn thuốc này với các dược phẩm khác.

Tác dụng ngoại ý

Các tác dụng không mong muốn như buốt lạnh, đau đầu, sốt, nôn, phản ứng dị ứng, buồn nôn, đau khớp, hạ huyết áp hay đau lưng nhẹ đôi khi có thể xảy ra.
Rất hiếm trường hợp các globulin miễn dịch ở người có thể gây các triệu chứng như hạ áp đột ngột, trong một số trường hợp cá biệt, gây sốc phản vệ, kể cả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện tăng huyết áp trước khi điều trị.
Đã có báo cáo về các trường hợp viêm màng não vô khuẩn phục hồi, một số trường hợp cá biệt thiếu máu tan huyết/tán huyết có phục hồi và rất hiếm gặp trường hợp các phản ứng trên da thoảng qua khi sử dụng các chế phẩm globulin miễn dịch thông thường ở người.
Cũng quan sát được tình trạng tăng hàm lượng creatinine huyết thanh có hoặc không kèm theo suy thận cấp.
Rất hiếm gặp: Các phản ứng huyết khối như nhồi máu cơ tim, sốc, nghẽn phổi, huyết khối sâu.
Cụ thể về một số tác dụng không mong muốn tự phát được ghi nhận gồm:
Rối loạn tim: rất hiếm gặp tình trạng đau thắt ngực.
Rối loạn chung và rối loạn tại chỗ ở vị trí điều trị: chàm (rất hiếm khi gặp).
Rối loạn hệ miễn dịch: sốc phản vệ, tăng huyết áp (rất hiếm khi gặp).
Các thông số xét nghiệm: tăng huyết áp (rất hiếm gặp).
Rối loạn hệ cơ xương và các mô liên kết: đau lưng (rất hiếm gặp).
Rối loạn hệ hô hấp, ngực, trung thất: khó thở (rất hiếm gặp).
Rối loạn hệ mạch: sốc (rất hiếm gặp).

Bảo quản

Không để thuốc ở nhiệt độ trên 25oC. Không để đông đá.
Bảo quản sản phẩm trong bao bì kín.

Phân loại ATC

J06BA02

Trình bày/Đóng gói

Dung dịch tiêm truyền: lọ 20mL, lọ 50mL, lọ 100mL, lọ 200mL.

A